De thi hoc ki

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Thuận | Ngày 26/04/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: de thi hoc ki thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – SINH HỌC LỚP 11 – LỚP 11A1 – NGUYỄN HUỆ

1/ BÀI 20: Cân bằng nội môi (5 câu)
2/ BÀI 23: Hướng động (4 câu)
3/ BÀI 24: Ứng động (4 câu)
4/ BÀI 26: Cảm ứng ở động vật (4 câu)
5/ BÀI 27: Cảm ứng ở động vật (tt). (4 câu)
6/ BÀI 28: Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động. (6 câu)
7/ BÀI 29: Dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ. (4 câu)
8/ BÀI 30: Tập tính. (3 câu)
9/ BÀI 31: Tập tính(tt). (3 câu)
10/ BÀI 32: Tập tính(tt). (3 câu)

1/ BÀI 20: Cân bằng nội môi

Câu 1. Cân bằng nội môi là trạng thái
A. môi trường bên trong cơ thể được duy trì ở trạng thái cân bằng và ổn định.
B. cân bằng về nồng độ các ion bên trong tế bào và dịch ngoại bào.
C. Cơ thể duy trì trạng thái cân bằng nước và muối khoáng.
D. Nồng độ các chất bên trong cân bằng với các chất bên ngoài.

Câu 2. Cơ chế điều hòa cân bằng nội môi khi có sự kích thích của môi trường bên ngoài hoặc bên trong cơ thể diễn ra theo trình tự sau:
A. Thụ quan ( Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết ( Bộ phận đáp ứng ( Thụ quan.
B. Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết ( Bộ phận đáp ứng ( Thụ quan.
C. Thụ quan ( Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết ( Bộ phận đáp ứng
D. Bộ phận đáp ứng ( Thụ quan ( Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết ( Thụ quan.

Câu 3. Ở người, khi lượng nước trong cơ thể giảm sẽ dẫn đến hậu quả gì?
A. Huyết áp tăng, áp suất thẩm thấu tăng.
B. Huyết áp giảm, áp suất thẩm thấu giảm.
C. Huyết áp giảm, áp suất thẩm thấu tăng.
D. Huyết áp tăng, áp suất thẩm thấu giảm.

Câu 4. Ở người, nồng độ glucôzơ và prôtêin huyết tương được điều hòa do vai trò chủ yếu của:
A. Thận B. Gan C. Tuyến tụy D. Vùng dưới đồi thị.

Câu 5. Chất đệm là chất:
A. Có khả năng lấy đi ion H+ hoặc ion OH- khi các ion này xuất hiện trong môi trường trong.
B. Có khả năng lấy đi ion H+ khi ion này xuất hiện trong môi trường trong.
C. Có khả năng lấy đi ion OH- khi ion này xuất hiện trong môi trường trong.
D. Có khả năng lấy đi ion H+ hoặc ion OH- khi các ion này bị thiếu hụt trong môi trường trong.


2/ BÀI 23: Hướng động

Câu 6. Hướng động ở thực vật là:
A. Phản ứng của một bộ phận của cây do chấn động hoặc va chạm cơ học.
B. Phản ứng của một bộ phận của cây trước một tác nhân kích thích theo 1 hướng xác định.
C. Sự vận động của 1 bộ phận của cây về phía tác nhân kích thích.
D. Khả năng vận động của cơ thể.

Câu 7. Mô tả nào dưới đây là đúng:
A. Rễ cây luôn hướng nước dương.
B. Thân cây có tính hướng đất dương.
C. Rễ cây luôn hướng hóa dương.
D. Thân cây có tính hướng sáng âm.

Câu 8. Mô tả nào dưới đây về hiện tượng hướng động ở thực vật là đúng?
A. Hoạt động hướng động diễn ra tương đối nhanh và được điều tiết nhờ đồng hồ sinh học.
B.Hoạt động hướng động diễn ra tương đối chậm và được điều tiết nhờ hoocmon thực vật.
C. Phản ứng của một bộ phận của cây do chấn động hoặc va chạm cơ học.
D. Phản ứng của một bộ phận của cây trước một tác nhân kích thích không định hướng.

Câu 9. Hướng động dương xảy ra khi:
A. Có sự không cân bằng trong sự sinh trưởng ở 2 phía của cùng 1 cơ quan dưới tác động của tác nhân kích thích.
B. Các tế bào phía không kích thích sinh trưởng nhanh hơn so với tế bào ở phía được kích thích.
C. Có sự cân bằng trong sự sinh trưởng ở 2 phía của cùng 1 cơ quan dưới tác động của tác nhân kích thích.
D. Các tế bào phía kích thích sinh trưởng nhanh hơn so với tế bào ở phía không được kích thích.


3
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Thuận
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)