Đề thi học kì 2
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Ngân |
Ngày 04/05/2019 |
123
Chia sẻ tài liệu: Đề thi học kì 2 thuộc Ngữ văn 10
Nội dung tài liệu:
SỞ GD & ĐT HÒA BÌNH TRƯỜNG PT DTNT THCS & THPT LƯƠNG SƠN Năm học: 2018 - 2019
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn - Lớp 10 Thời gian: 90 phút
I.Phần Đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới:
Mẹ và Hamer đi chợ, họ muốn mua một ít rau về ăn.Trên đường đi, hai mẹ con nhìn thấy một người rất xấu xí, đang rao bán đồ gốm ở lề đường. Hamer nói với mẹ bằng giọng miệt thị: “Mẹ ơi, người kia thật xấu xí”. Mẹ nghe xong không nói gì.
Sau đó, họ đến chỗ bán rượu nhìn thấy những chum rượu được xếp ngay ngắn, thẳng hàng, mẹ chỉ vào và hỏi: “Con trai, con thấy những vò rượu ấy có xấu không?”.
Hamer đáp: “Xấu ạ, cũng xấu như người mẹ con mình vừa gặp trên đường ấy”. Họ lại đến chỗ bán đồ bằng bạc. Tất cả những đồ đựng bằng bạc đó sáng lấp lánh khiến mọi người hoa mắt. Mẹ lại chỉ về phía đồ bạc ấy và hỏi: “Những đồ bằng bạc ấy có đẹp không?”.
Hamer kích động nói: “Đương nhiên là đẹp ạ, đẹp hơn gấp mấy nghìn lần so với những đồ gốm xấu xí kia”.
Mẹ nói: “Đồ đạc tuy rất đẹp, nhưng lại không thể đựng được rượu ngon. Đồ gốm mặc dù xấu xí nhưng lại đựng được những loại rượu thơm ngon cho chúng ta uống. Giống như dung mạo con người cũng vậy, vẻ bề ngoài xấu xí nhưng có thể chứa đựng một trí tuệ siêu việt”
Hamer nhớ lời mẹ dặn, từ đó về sau cậu không cười nhạo người khác nữa
Khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ Do Thái đã dạy trẻ không được coi thường, miệt thị người khác.Người Do Thái cho rằng, Thượng Đế tạo ra con người rất công bằng, mỗi người đều bình đẳng như nhau, ai cũng có ưu điểm và khuyết điểm.Vì thế không được khinh miệt người khác, vì bản thân họ cũng có những điều tốt đẹp.Dân tộc Do Thái coi việc giúp đỡ người nghèo là một nghĩa vụ, cho dù ở trong hoàn cảnh nào, mọi người cũng đều giúp đỡ người nghèo.Làm như vậy, họ đã giúp cho cả dân tộc Do Thái trở nên giàu có và hùng mạnh.
Người Do Thái ở bất cứ thời đại nào cũng thực hiện theo nguyên tắc: Không kỳ thị bất cứ ai. Cha mẹ luôn dạy con biết tìm ra những ưu điểm của người khác , để bản thân học tập, noi theo. Trong dân tộc Do Thái, người giàu có thể làm bạn với người nghèo, học giả có thể làm bạn với kẻ ăn mày. Họ không phân biệt cao thấp giàu nghèo, con người luôn học tập, đối xử bình đẳng với nhau.Vì thế, mọi người luôn tôn trọng và cùng nhau tiến bộ. Khi tôn trọng người khác, bạn cũng sẽ nhận được sự tôn trọng
(Theo Phương pháp giáo dục con của người Do Thái, NXB Văn hóa thông tin, 2014)
Câu 1: Nhận xét ban đầu của Hamer về một người xấu xí đi đường thể hiện thái độ như thế nào?
Câu 2: Vì sao sau lời mẹ dặn, Hamer không cười nhạo người khác nữa?
Câu 3: Theo anh/chị khi tôn trọng người khác đem lại những lợi ích gì đối với mỗi cá nhân và dân tộc?
Câu 4: Từ nguyên tắc Không kỳ thị bất cứ ai được nhắc đến trong văn bản, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về điều đó? (Trình bày bằng một đoạn văn từ 7 - 10 dòng)
II. Phần Làm văn: (6,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
"Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước, Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen. Ngoài rèm thước chẳng mách tin, Trong rèm dường đã có đèn biết chăng? Đèn có biết dường bằng chẳng biết, Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi. Buồn rầu nói chẳng nên lời, Hoa đèn kia với bóng người khá thương".
(Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Chinh phụ ngâm, nguyên văn chữ Hán, Đặng Trần Côn, Bản diễn Nôm Đoàn Thị Điểm (?) - SGK Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục)
…………………. Hết……………………
I. Phần Đọc hiểu (4,0 điểm)
Câu 1: Nhận xét ban đầu Hamer về một người xấu xí đi đường thể hiện thái độ kì thị, coi thường người khác. Câu 2: Sau lời mẹ dặn, Hamer nhận ra: + Dung mạo hay vẻ bề ngoài không quyết định bản chất bên trong của mỗi người. + Không nên đánh giá và tỏ thái độ trước bất cứ ai thông qua vẻ bề ngoài. Câu 3: Khi tôn trọng người
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn - Lớp 10 Thời gian: 90 phút
I.Phần Đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới:
Mẹ và Hamer đi chợ, họ muốn mua một ít rau về ăn.Trên đường đi, hai mẹ con nhìn thấy một người rất xấu xí, đang rao bán đồ gốm ở lề đường. Hamer nói với mẹ bằng giọng miệt thị: “Mẹ ơi, người kia thật xấu xí”. Mẹ nghe xong không nói gì.
Sau đó, họ đến chỗ bán rượu nhìn thấy những chum rượu được xếp ngay ngắn, thẳng hàng, mẹ chỉ vào và hỏi: “Con trai, con thấy những vò rượu ấy có xấu không?”.
Hamer đáp: “Xấu ạ, cũng xấu như người mẹ con mình vừa gặp trên đường ấy”. Họ lại đến chỗ bán đồ bằng bạc. Tất cả những đồ đựng bằng bạc đó sáng lấp lánh khiến mọi người hoa mắt. Mẹ lại chỉ về phía đồ bạc ấy và hỏi: “Những đồ bằng bạc ấy có đẹp không?”.
Hamer kích động nói: “Đương nhiên là đẹp ạ, đẹp hơn gấp mấy nghìn lần so với những đồ gốm xấu xí kia”.
Mẹ nói: “Đồ đạc tuy rất đẹp, nhưng lại không thể đựng được rượu ngon. Đồ gốm mặc dù xấu xí nhưng lại đựng được những loại rượu thơm ngon cho chúng ta uống. Giống như dung mạo con người cũng vậy, vẻ bề ngoài xấu xí nhưng có thể chứa đựng một trí tuệ siêu việt”
Hamer nhớ lời mẹ dặn, từ đó về sau cậu không cười nhạo người khác nữa
Khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ Do Thái đã dạy trẻ không được coi thường, miệt thị người khác.Người Do Thái cho rằng, Thượng Đế tạo ra con người rất công bằng, mỗi người đều bình đẳng như nhau, ai cũng có ưu điểm và khuyết điểm.Vì thế không được khinh miệt người khác, vì bản thân họ cũng có những điều tốt đẹp.Dân tộc Do Thái coi việc giúp đỡ người nghèo là một nghĩa vụ, cho dù ở trong hoàn cảnh nào, mọi người cũng đều giúp đỡ người nghèo.Làm như vậy, họ đã giúp cho cả dân tộc Do Thái trở nên giàu có và hùng mạnh.
Người Do Thái ở bất cứ thời đại nào cũng thực hiện theo nguyên tắc: Không kỳ thị bất cứ ai. Cha mẹ luôn dạy con biết tìm ra những ưu điểm của người khác , để bản thân học tập, noi theo. Trong dân tộc Do Thái, người giàu có thể làm bạn với người nghèo, học giả có thể làm bạn với kẻ ăn mày. Họ không phân biệt cao thấp giàu nghèo, con người luôn học tập, đối xử bình đẳng với nhau.Vì thế, mọi người luôn tôn trọng và cùng nhau tiến bộ. Khi tôn trọng người khác, bạn cũng sẽ nhận được sự tôn trọng
(Theo Phương pháp giáo dục con của người Do Thái, NXB Văn hóa thông tin, 2014)
Câu 1: Nhận xét ban đầu của Hamer về một người xấu xí đi đường thể hiện thái độ như thế nào?
Câu 2: Vì sao sau lời mẹ dặn, Hamer không cười nhạo người khác nữa?
Câu 3: Theo anh/chị khi tôn trọng người khác đem lại những lợi ích gì đối với mỗi cá nhân và dân tộc?
Câu 4: Từ nguyên tắc Không kỳ thị bất cứ ai được nhắc đến trong văn bản, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về điều đó? (Trình bày bằng một đoạn văn từ 7 - 10 dòng)
II. Phần Làm văn: (6,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
"Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước, Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen. Ngoài rèm thước chẳng mách tin, Trong rèm dường đã có đèn biết chăng? Đèn có biết dường bằng chẳng biết, Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi. Buồn rầu nói chẳng nên lời, Hoa đèn kia với bóng người khá thương".
(Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Chinh phụ ngâm, nguyên văn chữ Hán, Đặng Trần Côn, Bản diễn Nôm Đoàn Thị Điểm (?) - SGK Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục)
…………………. Hết……………………
I. Phần Đọc hiểu (4,0 điểm)
Câu 1: Nhận xét ban đầu Hamer về một người xấu xí đi đường thể hiện thái độ kì thị, coi thường người khác. Câu 2: Sau lời mẹ dặn, Hamer nhận ra: + Dung mạo hay vẻ bề ngoài không quyết định bản chất bên trong của mỗi người. + Không nên đánh giá và tỏ thái độ trước bất cứ ai thông qua vẻ bề ngoài. Câu 3: Khi tôn trọng người
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Ngân
Dung lượng: |
Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)