Đề thi học kì 2

Chia sẻ bởi Nguyễn Hữu Chí | Ngày 27/04/2019 | 129

Chia sẻ tài liệu: Đề thi học kì 2 thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH BẾN TRE
Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu
ĐỀ THI HỌC KÌ II KHỐI 10 (2017-2018)
Thời gian làm bài: 60 phút


Họ, tên học sinh:................................................................... Lớp: 10/ ….
Mã đề 132


Cho NTK các nguyên tố : C = 12; Ca = 40; Sr = 78 ; Mg =24, Fe = 56 , Al = 27; Na=23;
Be = 9; Ba= 137; Cl = 35,5, S=32; O = 16; H = 1; Cu = 64; N = 14 ; Zn = 65.

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 8đ )
Câu 1: Phát biểu nào dưới đây không đúng ?
A. H2SO4 đặc là chất hút nước mạnh B. Khi tiếp xúc với H2SO4 đặc, dễ gây bỏng nặng.
C. H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất chung của axit.
D. Khi pha loãng axit sunfuric, chỉ được cho từ từ nước vào axit.
Câu 2: Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II) tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là
A. Ca và Sr. B. Mg và Ca. C. Be và Mg. D. Sr và Ba.
Câu 3:  Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch H2SO4 1M vừa đủ để phản ứng hết với Y là A.  57 ml.             B.  75 ml.                        C.  90 ml. D. 55ml. 
Câu 4: Cho các phát biểu sau:
Sục khí SO2 vào dung dịch NaOH dư tạo ra muối trung hòa Na2SO3.
SO2 vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.
Khí SO2 là một trong những nguyên nhân chính gây ra mưa axit.
Khí SO2 có màu vàng lục và rất độc.
S có 2 dạng thù hình : đơn tà và tà phương.
Hg phản ứng được với S ngay ở nhiệt độ thường.
Dung dịch H2SO4 loãng có tính oxi hóa mạnh.
Số phát biểu đúng là A. 4. B. 5. C. 6 D. 3.
Câu 5: Cho các phát biểu sau:
(1) Oxi tác dụng được với tất cả các phi kim.
(2) Oxi tham gia vào quá trình cháy, gỉ, hô hấp.
(3) Những phản ứng mà oxi tham gia đều là phản ứng oxi hóa khử.
(4) Oxi là phi kim hoạt động.
(5) Hiđro sunfua là chất khí, không màu, mùi trứng thối, tan nhiều trong nước.
(6) Lưu huỳnh đi oxit là chất khí, màu vàng, mùi hắc, nặng hơn không khí , tan nhiều trong nước
(7) Lưu huỳnh trioxit là chất lỏng, không màu, tan vô hạn trong nước.
(8) Lưu huỳnh là chất rắn, màu vàng, gồm 8 nguyên tử lưu huỳnh liên kết với nhau.
Số phát biểu sai là A. 3 B. 2 C. 5 D. 6
Câu 6: Có các thí nghiệm sau:
(I) Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội. (II) Sục khí SO2 vào nước brom.
(III) Sục khí CO2 vào nước Gia-ven. (IV) Nhúng lá nhôm vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hoá học là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 7: Nung 28 gam Fe với 16 gam S ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào dung dịch HCl dư thu được hỗn hợp khí Y. Tỉ khối của Y đối với H2 là 10,6. Hiệu suất của phản ứng giữa Fe với S là A. 70% B. 50% C. 80% D. 60%
Câu 8: Cho phản ứng hóa học sau HCl ( đặc ) + KMnO4 ( tinh thể ) → .........+ Cl2 + ........+ ........
Tổng hệ số cân bằng tối giản phương trình hóa học của phản ứng là A. 35 B. 33 C. 36 D. 34
Câu 9: Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chế tốt nhất khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hữu Chí
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)