De thi hoc ki 2

Chia sẻ bởi Đặng Thị Thỏa | Ngày 26/04/2019 | 50

Chia sẻ tài liệu: de thi hoc ki 2 thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:


SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT SỐ 1 TUY PHƯỚC

ĐỀ THI CHÍNH THỨC - LỚP : 10 - CTC
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề




Mã đề: 152

PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 ĐIỂM – 15 PHÚT)

Câu 1. Trong "Đại cáo bình Ngô", khi kể tội ác của giặc Minh, Nguyễn Trãi đã đứng trên lập trường nào sau đây?
A. Lập trường nhân dân. B. Lập trường giai cấp vô sản
C. Lập trường dân tộc. D. Lập trường giai cấp phong kiến.
Câu 2. Khi nói: Giọng thơ Tố Hữu, ngôn ngữ Nguyễn Tuân, văn Vũ Trọng Phụng .... là người ta muốn nói tới…
A. Tính truyền cảm của ngôn ngữ văn học B. Tính cá thể hoá (dấu ấn riêng của tác giả)
C. Tính đa nghĩa của ngôn ngữ văn chương D. Tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật
Câu 3. Việc tác giả mở đầu câu chuyện "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" bằng hành động đốt đền của Ngô Tử Văn có tác dụng gì?
A. Góp phần khắc họa tính cách nhân vật ngay từ đầu B. Khẳng định sự khinh bạc của Ngô Tử Văn
C. Gián tiếp chế giễu thần linh D. Tạo ra kịch tính cho câu chuyện
Câu 4. Thế nào là biện pháp tu từ điệp ngữ?
A. Cách đặt các đơn vị ngôn ngữ sóng đôi nhau, tạo ra sự cân đối, sự bổ sung ý nghĩa cho nhau và tạo cảm giác hoàn chỉnh, trọn vẹn tương đối về ý cho lời văn.
B. Cách lặp lại từ nhằm thể hiện một ý nào đó.
C. Cách lặp lại từ ngữ trong câu hoặc trong cụm từ nhằm tạo ra sức biểu cảm hoặc làm tăng sức diễn đạt ý nghĩa của lời nói.
D. Sắp xếp nối tiếp những đơn vị đồng loại nhằm thể hiện cách đánh giá.
Câu 5. Những câu thơ sau thể hiện nội dung chủ yếu gì ?
" Anh minh hai vị thánh quân
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh,
Giặc tan muôn thuở thăng bình,
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao"
(Phú sông Bạch Đằng - Trương Hán Siêu)
A. Thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trước những chiến công hiển hách.
B. Khẳng định chân lý lấy đức trị quốc của các vua nhà Trần
C. Ca ngợi, công đức và chiến thắng lẫy lừng của vua tôi nhà Trần
D. Ca ngợi, công đức của hai vị vua Trần và khẳng định chân lý muôn đời
Câu 6. Thành công nghệ thuật chủ yếu của đoạn trích "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" (Đặng Trần Côn- Đoàn Thị Điểm) là gì?
A. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên B. Nghệ thuật miêu tả ngôn ngữ nhân vật
C. Nghệ thuật miêu tả tâm trạng D. Nghệ thuật khắc họa ngoại hình nhân vật
Câu 7. Trong đoạn trích "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" (trích "Chinh phụ ngâm") có câu: "Lòng thiếp riêng .... mà thôi". Chọn một trong các từ sau đây để điền vào chỗ trống của câu thơ cho đúng?
A. Bi sầu. B. Bi ai. C. Bi thảm. D. Bi thiết.
Câu 8. Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh) của Nguyễn Du được viết theo thể thơ nào?
A. Thể song thất lục bát B. Thể lục bát
C. Thể thất ngôn trường thiên D. Thể thất ngôn bát cú
Câu 9. Câu văn sau đây nói về thao tác nghị luận nào?
"Là thao tác nghị luận, trong đó, người nghị luận từ tiền đề chung, có tính phổ biến suy ra những kết luận về những sự vật, hiện tượng riêng"
A. Quy nạp. B. Tổng hợp. C. Diễn dịch. D. Phân tích.
Câu 10. Xác định phương pháp thuyết minh được sử dụng trong đoạn văn dưới đây:
"Bầu sinh quyển như một tấm chăn bao bọc bảo vệ quả đất khỏi sức nóng và tia bức xạ của Mặt Trời. Nhưng giờ đây, tấm chăn này đã bị thủng và nhiệt của Mặt Trời lọt qua làm cho khí hậu của Trái Đất nóng lên. Các nhà khoa học gọi hiện tượng nóng lên này là hiệu ứng nhà kính".
A. Phương pháp định nghĩa B. Phương pháp nêu số liệu
C. Phương pháp so sánh, phương pháp chú thích D. Phương pháp phân loại, phương pháp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Thỏa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)