Đề thi học kì 2

Chia sẻ bởi Lê Thị Thu Hằng | Ngày 26/04/2019 | 99

Chia sẻ tài liệu: Đề thi học kì 2 thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Ngữ văn 11

Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng




Thấp
Cao


ĐỌC HIỂU

Văn bản
Văn học
- Xác định tác giả tác phẩm, phương thức biểu đạt. Liên tưởng hiện tượng trong đời sống
 Chỉ ra các biện pháp tu từ, hiệu quả sử dụng.
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của bản thân về một vấn đề cụ thể.



Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2
1.0
10 %
1
1.0
10%
1
1.0
10%

4
3.0
30%


LÀM VĂN
Nghị luận văn học

Nhận biết về tác giả Huy Cận, Hàn Mặc Tử với hai tác phẩm
Nhận biết được nội dung tư tưởng của hai đoạn thơ
Lí giải được vấn đề liên quan
Kết hợp kiến thức đọc hiểu Thơ mới với kỹ năng tạo lập văn bản để viết bài nghị luận cảm nhận về hai đoạn thơ


Số câu
Số điểm
Tỉ lệ



1
7.0
70%
1
7.0
70%

Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
2
1.0
10%
1
1.0
10%
1
1.0
10%
1
7.0
70%
5
10.0
100%






TRƯỜNG THPT ĐỀ THI CUỐI LỚP 11 THPT
NGUYỄN TRUNG THIÊN. NĂM HOC 2016- 2017.
Môn thi: Ngữ Văn.
(Thời gian làm bài: 90 phút.)


I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
“Những kẻ ở vườn thấy quan sang, quan quyền, cũng bén mùi làm quan. Nào lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược nào chạy xuôi, dầu cố ruộng dầu bán trâu cũng vui lòng, chỉ cần được lấy một chức xã trưởng hoặc cai tổng, đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi. Những kẻ như thế mà vẫn không ai khen chê, không ai khinh bỉ, thật cũng lạ thay! Thương ôi! Làng có một trăm dân mà người này đối với kẻ kia đều ngó theo sức mạnh, không có một chút gì gọi là đạo đức là luân lí cả. Đó là nói người trong một làng đối với nhau, chí như đối với dân kiều cư kí ngụ thì lại càng hà khắc hơn nữa. Ôi! Một dân tộc như thế thì tư tưởng cách mạng nảy nở trong óc chúng làm sao được! Xã hội chủ nghĩa trong nước Việt Nam ta không có là cũng là vì thế”. (SGK Ngữ văn 11, tập 2)
Câu 1. Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả của tác phẩm ấy? Câu 2. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên? Đọc đoạn văn anh/chị liên tưởng đến thực trạng nào của xã hội hiện nay?
Câu 3. Tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Ý nghĩa sử dụng của những biện pháp ấy?
Câu 4. Từ nội dung đoạn trích trên, anh chị hãy viết một đoạn văn (5 - 7 dòng) trình bày suy nghĩ của mình về việc thực hiện pháp luật Nhà nước của giới trẻ hiện nay?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm):
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hai đoạn thơ sau:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp, Con thuyền xuôi mái nước song song, Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả; Củi một cành khô lạc mấy dòng.”
(Tràng Giang - Huy Cận, SGK Ngữ văn 11, tập 2)
“Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay?”.
(Đây Thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, SGK Ngữ văn 11, tập 2).


................................................Hết.......................................................
HƯỚNG DẪN CHẤM:

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):
Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn văn trích từ đoạn trích Về luận lí xã hội ở nước ta/ tác phẩm Đạo đức và luân lí Đông Tây của Phan Châu Trinh.
Câu 2 (0,5 điểm). Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận. Đoạn văn gợi liên tưởng đến hiện tượng chạy chức, chạy quyền của xã hội hiện nay.
Câu 3 (1.0 điểm). Các biện pháp tu từ: Ẩn dụ, điệp cấu trúc, câu cảm thán. Tác dụng nhấn mạnh thái độ căm ghét cao độ của tác
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Thu Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)