Đề thi học kì 2

Chia sẻ bởi Nguyễn Phong | Ngày 26/04/2019 | 176

Chia sẻ tài liệu: Đề thi học kì 2 thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

SỞ GD & ĐT KHÁNH HÒA
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

(Đề kiểm tra có 04 trang)
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018-2019
MÔN: SINH - LỚP:12
Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)



Họ và tên học sinh:.................................................................................. Lớp: ............... SBD : ….....................

Câu 81. Cho các nhân tố sau: (1) Các yếu tố ngẫu nhiên, (2) Đột biến, (3) Giao phối không ngẫu nhiên,
(4) Chọn lọc tự nhiên. Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là
A. (2), (4). B. (1), (4). C. (1), (2). D. (1), (3).
Câu 82. Số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể được gọi là
A. mật độ cá thể của quần thể. B. kích thước của quần thể.
C. tăng trưởng của quần thể. D. số lượng của quần thể.
Câu 83. Khi nói về tuổi cá thể và tuổi quần thể, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tuổi sinh thái là thời gian sống thực tế của cá thể.
B. Tuổi sinh lí là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
C. Có 4 nhóm tuổi là ấu trùng, trước sinh sản, sinh sản, sau sinh sản.
D. Tuổi quần thể là tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
Câu 84. Lừa đực (2n = 62) lai với ngựa cái (2n = 64) sinh ra con la (2n =63) không có khả năng sinh sản (bất thụ). Đây là dạng cách li
A. sau hợp tử . B. trước hợp tử. C. tập tính. D. mùa vụ.
Câu 85. Khi đánh cá, nếu nhiều mẻ lưới đều có tỉ lệ cá lớn chiếm ưu thế, cá bé rất ít thì ta hiểu rằng nghề cá
A. chưa khai thác hết tiềm năng cho phép. B. đã rơi vào tình trạng khai thác quá mức.
C. lỗi thời, không còn cần thiết nữa. D. phải dừng ngay, không nên khai thác tiếp nữa.
Câu 86. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể
A. bị kìm hãm sự phát triển có thể dẫn đến chết.
B. gây ức chế cho các hoạt động sống của sinh vật.
C. tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
D. thực hiện chức năng sống tốt nhất.
Câu 87. Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
A. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau.
B. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.
C. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.
D. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật.
Câu 88. Thí nghiệm của Fox và cộng sự:
A. Đun nóng hỗn hợp các axit amin khô ở nhiệt độ 1500 - 18000C đã tạo được cơ thể sống.
B. Sử dụng khí CH4, NH3, H2S, hơi nước
C. Tạo ra loại khí CO2, NH3, H2, hơi nước
D. Đun nóng hỗn hợp các axit amin khô ở nhiệt độ 150 - 1800C đã tạo được chuỗi polipeptit ngắn.
Câu 89. Nhân tố tiến hóa là nhân tố
A. không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
B. làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
C. làm thay đổi tần số alen, nhưng không thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
D. tạo ra nòi mới thứ mới.
Câu 90. Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật gồm
A. trên cạn, đất, nước, không khí. B. đất, nước, nước mặn, sinh vật.
C. trên cạn, nước, đất, sinh vật. D. đất, nước ngọt, nước mặn, không khí.
Câu 91. Trong quần thể, các cá thể luôn gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ:
A. Hỗ trợ hoặc đối kháng. B. Hỗ trợ hoặc cạnh tranh.
C. Cộng sinh hoặc ức chế cảm nhiễm. D. Hợp tác hoặc cạnh tranh.
Câu 92. Nguyên nhân chủ yếu gây bất thụ trong lai khác loài (lai xa) là
A. ở cơ thể lai các nhiễm sắc thể luôn tồn tại thành cặp tương đồng.
B. ở cơ thể lai các nhiễm sắc thể không tồn tại thành
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Phong
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)