Đề thi học kì 2
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thúy Vân |
Ngày 26/04/2019 |
231
Chia sẻ tài liệu: Đề thi học kì 2 thuộc Ngữ văn 10
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 10 HKII
A/ HỆ THỐNG KIẾN THỨC PHẦN ĐỌC HIỂU:
Phong cách ngôn ngữ:
1/ Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
Đặc trưng: Cụ thể; Cảm xúc; Cá thể.
Hình thức: Trò chuyện; Nhắn tin; Nhật kí; Thư từ
2/ Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
Đặc trưng: Hình tượng; Truyền cảm; Cá thể hóa.
Hình thức: Thơ ca; Truyện ngắn; Tiểu thuyết; Kịch.
Phương thức biểu đạt:
1/ Tự sự: Nhân vật; Đối thoại; Diễn biến.
2/ Biểu cảm: Ngôi thứ 1; Độc thoại; Cảm xúc.
3/ Miêu tả: Màu sắc; Đường nét; Khung cảnh.
4/ Thuyết minh: Nguồn gốc; Đặc điểm; Công dụng.
5/ Nghị luận: Luận điểm; Lí lẽ; Dẫn chứng.
6/ Hành chính: Khuôn mẫu; Minh xác; Công vụ.
Các thao tác lập luận:
1/ Giải thích: dùng lý lẽ để giảng giải vấn đề.
2/ Chứng minh:dùng dẫn chúng để làm sáng tỏ luận đề đã cho.
3/ So sánh: làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu với đối tượng khác.
4/ Bác bỏ: dùng lí lẽ, dẫn chứng để gạt bỏ quan điểm, ý kiến sai lệch.
5/ Bình luận: đề xuất, thuyết phục mọi người tán đồng với một nhận xét, đánh giá của mình.
6/ Phân tích: làm rõ đặc điểm về nội dung hình thức và các mối quan hệ.
Các biện pháp tu từ nghệ thuật:
- Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh,… (tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu).
- Tu từ về từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh, thậm xưng,…
- Tu từ về cú pháp: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối…
*** Tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng:
* Phép So sánh:tăng sức gợi hình, tăng chiều sâu cho hình ảnh làm cho sự vật, sự việcđược miêu tả một cách sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng tượng của ngườinghe, người đọc, gợi hình dung và để lại ấn tượng sâu sắc.
* Phép ẩn dụ: tăng sức gợi hình , mang lại tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc về (…. Về hình ảnh gì đó)
* Phép Hoán dụ: Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc về hình tượng
* Phép Nhân hóa: Làm cho đối tượng hiện ra thật sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn hơn
* Phép liệt kê: Biện pháp liệt kê tạo nên sự sinh động, phong phú cho hình ảnh mang đến cho người đọc sự cảm nhận rõ nét hơn về sự vật hiện tượng.
* Nói giảm nói tránh: Làm giảm nhẹ đi ý đau thương, mất mát nhằm thể hiện sự trân trọng; hoặc giảm đi sự thông tục tránh thái độ khó chịu của người nghe.
* Thậm xưng (phóng đại): nhấn mạnh và tô đậm ấn tượng về…
* Các phép điệp nói chung (Điệp từ/ngữ/cấu trúc):tạo nên nhịp điệu, giọng điệu, nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cảm.
B/ KIẾN THỨC NGHỊ LUẬN XÃ HỘI:
- Đặc trưng: dùng lập luận, lí lẽ, dẫn chứng để bàn luận về một vấn đề xã hội.
- Phân loại: + NLXH về một hiện tượng đời sống.
+ NLXH về một tư tưởng đạo lý.
+ NLXH về một vấn đề xã hội rút ra từ một tác phẩm văn học/ truyện ngắn…
-Phương pháp:
1. Mở bài: - Dẫn dắt vào vấn đề; giới thiệu về một đối tượng cần nghị luận.
2. Thân bài:
- Giải thích đối tượng sẽ bàn luận. ( Giải thích từ cụ thể đến khái quát).
- Bàn luận đối tượng mà đề bài yêu cầu.
+ Phân tích các khía cạnh của đối tượng, chỉ ra cái đúng, cái sai, cái hay, cái dở.
+ Nêu quan điểm của mình về đối tượng cần bàn luận: đồng tình, không đồng tính hoặc cả hai.
+Mở rộng vấn đề: Phản đề; so sánh đối chiếu….
- Nêu bài học rút ra từ đối tượng đã bàn luận.
3. Kết bài: - Đánh giá chung về đối tượng vừa bàn luận; liên hệ với bản thân.
* Cách viết đoạn văn NLXH:
Bước 1: Viết câu mở đoạn.
Bước 2: Viết thân đoạn. - Giải thích.
- Phân tích, chứng minh, bàn luận.
Bước 3: Viết kết đoạn.
C/ BÀI TẬP PHẦN ĐỌC HIỂU-TÍCH HỢP NGHỊ LUẬN XÃ HỘI:
Đề minh họa:
Đề 1:Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
NƠI DỰA
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?
Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào…
Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước từng bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.
Câu 2. Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng.
Câu 3. Hãy chỉ ra nghịch lí trong hai câu in đậm của văn bản trên.
Câu 4: Qua văn bản trên, anh/ chị hiểu thế nào là nơi dựa của mỗi con người trong cuộc đời?
NLXH: Viết đoạn văn khoảng 200 từ nêu suy nghĩ của anh/ chị về câu nói "Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm".
Đề 2:Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non
Mấy trăm đời lấn luôn ra biển;
Phù sa vạn dặm tới đây tuôn,
Đứng lại; và chân người bước đến.
Tổ quốc tôi như một con tàu,
Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau.
Những dòng sông rộng hơn ngàn thước.
Trùng điệp một màu xanh lá đước.
Đước thân cao vút, rễ ngang mình
Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!
Tổ quốc tôi như một con tàu,
Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau.”
(Mũi Cà Mau - Xuân Diệu, 10-1960)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. Các từ: trăm, vạn, ngàn, nghìn là từ loại gì? Chúng góp phần tăng hiệu quả diễn đạt nội dung của văn bản trên như thế nào?
Câu 3. Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng.
Câu 4. Văn bản trên gợi cho anh/ chị cảm xúc gì đối với quê hương, Tổ quốc? (nêu cảm nhận ngắn gọn trong 4 - 6 dòng)
NLXH: Anh/ chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ trình bày quan điểm của mình về tình hình biển đảo tổ quốc hiện nay và hành động của thanh niên.
Đề 3:Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
"Chưa bao giờ cô Tơ thấy rõ cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi này. Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó nghẹn ngào, liễm kiết (kết tụ lại) cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâm sự không tiết ra được. Nó là nỗi ủ kín bực dọc bưng bít. Nó giống như cái trạng huống thở than của một cảnh ngộ tri âm. Nó là niềm vang dội quằn quại của những tiếng chung tình. Nó là cái dư ba của bể chiều đứt chân sóng. Nó là cơn gió chẳng lọt kẽ mành thưa. Nó là sự tái phát chứng tật phong thấp vào cỡ cuối thu dầm dề mưa ẩm và nhức nhối xương tủy. Nó là cái lả lay nhào lìa của lá bỏ cành. Nó là cái oan uổng nghìn đời của cuộc sống thanh âm. Nó là sự khốn nạn khốn đốn của chỉ tơ con phím. Nó là một chuyện vướng vít nửa vời".
(Nguyễn Tuân, Chùa đàn, Tuyển tập Nguyễn Tuân, NXB Văn học, 2012, tr. 229)
Câu 1: Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2: Thử đặt nhan đề cho đoạn trích.
Câu 3: Những biện pháp tu từ chủ yếu nào đã được tác giả sử dụng trong việc miêu tả tiếng đàn? Tác
dụng của biện pháp tu từ ấy?
Câu 4: Đoạn văn này giúp anh/chị nhớ đến tiếng đàn của các nhân vật trong những tác phẩm đã học nào ở chương trình Ngữ Văn THPT? Hãy trình bày nét tương đồng với tiếng đàn trong các tác phẩm ấy.
NLXH: Bảo tồn và phát huy các loại hình nhạc cụ truyền thống là vấn đề sống còn của âm nhạc cổ truyền trong bối cảnh toàn cầu hoá. Hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến trên?
Đề 4:Đọc hai đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
húng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.”
(Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm)
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.”
(Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)
Câu 1. Nêu hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất.
Câu 2. Xác định nghệ thuật tương phản trong từng đoạn thơ trên?
Câu 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”?
Câu 4. Những điểm giống nhau về nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ trên là gì? Trả lời trong
khoảng 6-8 dòng.
NLXH: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ nên suy nghĩ của anh chị về câu danh ngôn của Bernard Shaw “Vũ trụ có nhiều kỳ quan, nhưng kỳ quan tuyệt phẩm nhất là trái tim người mẹ”
Đề 5:Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
…Ở xứ này, khi bạn 17 tuổi – cái tuổi mà người lớn vẫn gọi là “ăn chưa no lo chưa tới”, những gì bạn được người lớn khuyên bảo chỉ là học thật tốt để thi đại học, kiếm bằng cấp, kiếm việc làm và… thu nhập cao. Đó quả là lời khuyên vô cùng hữu ích. Song ngẫm lại nếu bạn bị cuốn vào guồng quay đã được định sẵn này, bạn sẽ vô tình sống một cuộc sống tẻ nhạt, ích kỉ và chỉ vì bản thân mình.
17 tuổi bạn đã đủ lớn để bước ra vỏ bọc êm ái, nhìn ra xung quanh và thấy được những mặt xấu xí, lồi lõm của cuộc sống này. 17 tuổi, bạn đã đủ lớn để nghe những câu hỏi về những vấn đề nhức nhối của xã hội, của nhân loại và tự đặt cho mình câu hỏi : “Mình có thể làm gì giúp giải quyết những vấn đề này ?”
Tôi cũng như bạn, ở tuổi 17, chúng ta cần rất nhiều thời gian và công sức để tìm câu trả lời. Nhưng tôi tin đến một ngày, sau những nổ lực và cố gắng, nếu biết đặt những câu hỏi, chúng ta sẽ có câu trả lời…”
(Đi, để hỏi – Đoàn Lê Quỳnh Trân, Trường THPT Năng Khiếu, Tp.HCM – Báo tuổi trẻ cuối tuần)
❶ Những từ ngữ nào miêu tả “một cuộc sống tẻ nhạt, ích kỉ và chỉ vì bản thân”?
❷ Anh/chị hiểu thế nào về câu nói: “Song ngẫm lại nếu bạn bị cuốn vào guồng quay đã được định sẵn này, bạn sẽ vô tình sống một cuộc sống tẻ nhạt, ích kỉ và chỉ vì bản thân mình”?
❸ Cho biết hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong câu: “17 tuổi bạn đã đủ lớn để bước ra vỏ bọc êm ái, nhìn ra xung quanh và thấy được những mặt xấu xí, lồi lõm của cuộc sống này”.
❹ Tác giả nhắn nhủ điều gì qua câu: “17 tuổi, bạn đã đủ lớn để nghe những câu hỏi về những vấn đề nhức nhối
A/ HỆ THỐNG KIẾN THỨC PHẦN ĐỌC HIỂU:
Phong cách ngôn ngữ:
1/ Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
Đặc trưng: Cụ thể; Cảm xúc; Cá thể.
Hình thức: Trò chuyện; Nhắn tin; Nhật kí; Thư từ
2/ Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
Đặc trưng: Hình tượng; Truyền cảm; Cá thể hóa.
Hình thức: Thơ ca; Truyện ngắn; Tiểu thuyết; Kịch.
Phương thức biểu đạt:
1/ Tự sự: Nhân vật; Đối thoại; Diễn biến.
2/ Biểu cảm: Ngôi thứ 1; Độc thoại; Cảm xúc.
3/ Miêu tả: Màu sắc; Đường nét; Khung cảnh.
4/ Thuyết minh: Nguồn gốc; Đặc điểm; Công dụng.
5/ Nghị luận: Luận điểm; Lí lẽ; Dẫn chứng.
6/ Hành chính: Khuôn mẫu; Minh xác; Công vụ.
Các thao tác lập luận:
1/ Giải thích: dùng lý lẽ để giảng giải vấn đề.
2/ Chứng minh:dùng dẫn chúng để làm sáng tỏ luận đề đã cho.
3/ So sánh: làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu với đối tượng khác.
4/ Bác bỏ: dùng lí lẽ, dẫn chứng để gạt bỏ quan điểm, ý kiến sai lệch.
5/ Bình luận: đề xuất, thuyết phục mọi người tán đồng với một nhận xét, đánh giá của mình.
6/ Phân tích: làm rõ đặc điểm về nội dung hình thức và các mối quan hệ.
Các biện pháp tu từ nghệ thuật:
- Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh,… (tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu).
- Tu từ về từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh, thậm xưng,…
- Tu từ về cú pháp: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối…
*** Tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng:
* Phép So sánh:tăng sức gợi hình, tăng chiều sâu cho hình ảnh làm cho sự vật, sự việcđược miêu tả một cách sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng tượng của ngườinghe, người đọc, gợi hình dung và để lại ấn tượng sâu sắc.
* Phép ẩn dụ: tăng sức gợi hình , mang lại tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc về (…. Về hình ảnh gì đó)
* Phép Hoán dụ: Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc về hình tượng
* Phép Nhân hóa: Làm cho đối tượng hiện ra thật sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn hơn
* Phép liệt kê: Biện pháp liệt kê tạo nên sự sinh động, phong phú cho hình ảnh mang đến cho người đọc sự cảm nhận rõ nét hơn về sự vật hiện tượng.
* Nói giảm nói tránh: Làm giảm nhẹ đi ý đau thương, mất mát nhằm thể hiện sự trân trọng; hoặc giảm đi sự thông tục tránh thái độ khó chịu của người nghe.
* Thậm xưng (phóng đại): nhấn mạnh và tô đậm ấn tượng về…
* Các phép điệp nói chung (Điệp từ/ngữ/cấu trúc):tạo nên nhịp điệu, giọng điệu, nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cảm.
B/ KIẾN THỨC NGHỊ LUẬN XÃ HỘI:
- Đặc trưng: dùng lập luận, lí lẽ, dẫn chứng để bàn luận về một vấn đề xã hội.
- Phân loại: + NLXH về một hiện tượng đời sống.
+ NLXH về một tư tưởng đạo lý.
+ NLXH về một vấn đề xã hội rút ra từ một tác phẩm văn học/ truyện ngắn…
-Phương pháp:
1. Mở bài: - Dẫn dắt vào vấn đề; giới thiệu về một đối tượng cần nghị luận.
2. Thân bài:
- Giải thích đối tượng sẽ bàn luận. ( Giải thích từ cụ thể đến khái quát).
- Bàn luận đối tượng mà đề bài yêu cầu.
+ Phân tích các khía cạnh của đối tượng, chỉ ra cái đúng, cái sai, cái hay, cái dở.
+ Nêu quan điểm của mình về đối tượng cần bàn luận: đồng tình, không đồng tính hoặc cả hai.
+Mở rộng vấn đề: Phản đề; so sánh đối chiếu….
- Nêu bài học rút ra từ đối tượng đã bàn luận.
3. Kết bài: - Đánh giá chung về đối tượng vừa bàn luận; liên hệ với bản thân.
* Cách viết đoạn văn NLXH:
Bước 1: Viết câu mở đoạn.
Bước 2: Viết thân đoạn. - Giải thích.
- Phân tích, chứng minh, bàn luận.
Bước 3: Viết kết đoạn.
C/ BÀI TẬP PHẦN ĐỌC HIỂU-TÍCH HỢP NGHỊ LUẬN XÃ HỘI:
Đề minh họa:
Đề 1:Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
NƠI DỰA
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?
Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào…
Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước từng bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.
Câu 2. Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng.
Câu 3. Hãy chỉ ra nghịch lí trong hai câu in đậm của văn bản trên.
Câu 4: Qua văn bản trên, anh/ chị hiểu thế nào là nơi dựa của mỗi con người trong cuộc đời?
NLXH: Viết đoạn văn khoảng 200 từ nêu suy nghĩ của anh/ chị về câu nói "Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm".
Đề 2:Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non
Mấy trăm đời lấn luôn ra biển;
Phù sa vạn dặm tới đây tuôn,
Đứng lại; và chân người bước đến.
Tổ quốc tôi như một con tàu,
Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau.
Những dòng sông rộng hơn ngàn thước.
Trùng điệp một màu xanh lá đước.
Đước thân cao vút, rễ ngang mình
Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!
Tổ quốc tôi như một con tàu,
Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau.”
(Mũi Cà Mau - Xuân Diệu, 10-1960)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. Các từ: trăm, vạn, ngàn, nghìn là từ loại gì? Chúng góp phần tăng hiệu quả diễn đạt nội dung của văn bản trên như thế nào?
Câu 3. Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng.
Câu 4. Văn bản trên gợi cho anh/ chị cảm xúc gì đối với quê hương, Tổ quốc? (nêu cảm nhận ngắn gọn trong 4 - 6 dòng)
NLXH: Anh/ chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ trình bày quan điểm của mình về tình hình biển đảo tổ quốc hiện nay và hành động của thanh niên.
Đề 3:Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
"Chưa bao giờ cô Tơ thấy rõ cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi này. Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó nghẹn ngào, liễm kiết (kết tụ lại) cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâm sự không tiết ra được. Nó là nỗi ủ kín bực dọc bưng bít. Nó giống như cái trạng huống thở than của một cảnh ngộ tri âm. Nó là niềm vang dội quằn quại của những tiếng chung tình. Nó là cái dư ba của bể chiều đứt chân sóng. Nó là cơn gió chẳng lọt kẽ mành thưa. Nó là sự tái phát chứng tật phong thấp vào cỡ cuối thu dầm dề mưa ẩm và nhức nhối xương tủy. Nó là cái lả lay nhào lìa của lá bỏ cành. Nó là cái oan uổng nghìn đời của cuộc sống thanh âm. Nó là sự khốn nạn khốn đốn của chỉ tơ con phím. Nó là một chuyện vướng vít nửa vời".
(Nguyễn Tuân, Chùa đàn, Tuyển tập Nguyễn Tuân, NXB Văn học, 2012, tr. 229)
Câu 1: Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2: Thử đặt nhan đề cho đoạn trích.
Câu 3: Những biện pháp tu từ chủ yếu nào đã được tác giả sử dụng trong việc miêu tả tiếng đàn? Tác
dụng của biện pháp tu từ ấy?
Câu 4: Đoạn văn này giúp anh/chị nhớ đến tiếng đàn của các nhân vật trong những tác phẩm đã học nào ở chương trình Ngữ Văn THPT? Hãy trình bày nét tương đồng với tiếng đàn trong các tác phẩm ấy.
NLXH: Bảo tồn và phát huy các loại hình nhạc cụ truyền thống là vấn đề sống còn của âm nhạc cổ truyền trong bối cảnh toàn cầu hoá. Hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến trên?
Đề 4:Đọc hai đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
húng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.”
(Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm)
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.”
(Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)
Câu 1. Nêu hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất.
Câu 2. Xác định nghệ thuật tương phản trong từng đoạn thơ trên?
Câu 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”?
Câu 4. Những điểm giống nhau về nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ trên là gì? Trả lời trong
khoảng 6-8 dòng.
NLXH: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ nên suy nghĩ của anh chị về câu danh ngôn của Bernard Shaw “Vũ trụ có nhiều kỳ quan, nhưng kỳ quan tuyệt phẩm nhất là trái tim người mẹ”
Đề 5:Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
…Ở xứ này, khi bạn 17 tuổi – cái tuổi mà người lớn vẫn gọi là “ăn chưa no lo chưa tới”, những gì bạn được người lớn khuyên bảo chỉ là học thật tốt để thi đại học, kiếm bằng cấp, kiếm việc làm và… thu nhập cao. Đó quả là lời khuyên vô cùng hữu ích. Song ngẫm lại nếu bạn bị cuốn vào guồng quay đã được định sẵn này, bạn sẽ vô tình sống một cuộc sống tẻ nhạt, ích kỉ và chỉ vì bản thân mình.
17 tuổi bạn đã đủ lớn để bước ra vỏ bọc êm ái, nhìn ra xung quanh và thấy được những mặt xấu xí, lồi lõm của cuộc sống này. 17 tuổi, bạn đã đủ lớn để nghe những câu hỏi về những vấn đề nhức nhối của xã hội, của nhân loại và tự đặt cho mình câu hỏi : “Mình có thể làm gì giúp giải quyết những vấn đề này ?”
Tôi cũng như bạn, ở tuổi 17, chúng ta cần rất nhiều thời gian và công sức để tìm câu trả lời. Nhưng tôi tin đến một ngày, sau những nổ lực và cố gắng, nếu biết đặt những câu hỏi, chúng ta sẽ có câu trả lời…”
(Đi, để hỏi – Đoàn Lê Quỳnh Trân, Trường THPT Năng Khiếu, Tp.HCM – Báo tuổi trẻ cuối tuần)
❶ Những từ ngữ nào miêu tả “một cuộc sống tẻ nhạt, ích kỉ và chỉ vì bản thân”?
❷ Anh/chị hiểu thế nào về câu nói: “Song ngẫm lại nếu bạn bị cuốn vào guồng quay đã được định sẵn này, bạn sẽ vô tình sống một cuộc sống tẻ nhạt, ích kỉ và chỉ vì bản thân mình”?
❸ Cho biết hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong câu: “17 tuổi bạn đã đủ lớn để bước ra vỏ bọc êm ái, nhìn ra xung quanh và thấy được những mặt xấu xí, lồi lõm của cuộc sống này”.
❹ Tác giả nhắn nhủ điều gì qua câu: “17 tuổi, bạn đã đủ lớn để nghe những câu hỏi về những vấn đề nhức nhối
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thúy Vân
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)