Đề thi học kì 2

Chia sẻ bởi Nguyễn Quỳnh Anh | Ngày 26/04/2019 | 112

Chia sẻ tài liệu: Đề thi học kì 2 thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:


MỤC LỤC
Trang
1. TÓM TẮT 2
2. GIỚI THIỆU 3
3. PHƯƠNG PHÁP 5
a. Khách thể nghiên cứu 5
b. Thiết kế nghiên cứu 5
c. Quy trình nghiên cứu 6
d. Đo lường và thu thập dữ liệu 7
4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 8
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 10
6.TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
7. PHỤ LỤC P1















1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Bàn về văn học dân gian Việt Nam, Hồ Chủ tịch có nhận xét: “Những sáng tác ấy là những hòn ngọc quí”. Thật vậy, khi nhắc đến những tác phẩm văn học dân gian dường như chúng ta đang tìm đến kho tri thức của nhân loại với những kiến thức phong phú từ nhiều lĩnh vực được thể hiện qua các thể loại của Văn học dân gian như : Cổ tích, Truyện cười, Sử thi, Truyền thuyết, Ca dao - Dân ca… Đến với những văn bản thuộc thể loại truyền thuyết chúng ta sẽ hiểu được sự kiên trung, anh dũng của cha ông ta trong quá trình gìn giữ đất nước và cần phải cảnh giác cao độ với kẻ thù, đến với thể loại truyện cười sẽ mang đến cho chúng ta những tiếng cười sảng khoái sau những giờ lao động mệt mỏi, nhưng đằng sau đó là sự châm biếm sâu cay bọn quan tham và thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia với những người thấp cổ bé họng. Đến với thể loại cổ tích sẽ là những bài học về đạo lí làm người, những tư tưởng nhân nghĩa cao đẹp trong cuộc sống, chính vì lẽ đó mà nhà văn W.Sếcxpia đã từng nói rằng “Ta tìm trong quá khứ không phải đống tro tàn mà là một ngọn lửa bất diệt” .
Trong quá trình giảng dạy nhiều năm ở nhà trường, tôi và một số giáo viên cũng trăn trở và chia sẻ với nhau về khó khăn khi dạy văn bản Tấm Cám.Thứ nhất đa số học sinh đã biết truyện này từ lúc nhỏ, qua lời kể của người bà, người mẹ, nên khi học các em rất chủ quan và cho rằng nhàm chán. Thứ hai là truyện cổ tích nên các em chỉ nhớ tên nhân vật, còn cốt truyện thì nhớ mang máng, và đáng buồn thay khi các em học sinh không biết và cũng không hiểu những giá trị, những bài học quí giá qua truyện cổ tích Tấm Cám.
Để học sinh có thể tiếp thu, lĩnh hội được nội dung kiến thức và khắc sâu hơn những bài học quí giá qua văn bản Tấm Cám .Tôi mạnh dạn sử dụng phương pháp thay thế là : kết hợp hình thức sân khấu hóa văn bản Tấm Cám bằng chính những học sinh trong lớp học đó, để học sinh không những nắm được nội dung bài học, mà còn lĩnh hội được những giá trị tư tưởng nhân sinh cao đẹp qua văn bản Tấm Cám . Như vậy, việc kết hợp hình thức sân khấu hóa văn bản Tấm Cám đã nâng cao hiệu quả trong học tập của học sinh.
Nghiên cứu được tiến hành hai nhóm ở lớp 10A1 và nhóm ở lớp 10A3 năm học 2015 -2016 tại trường THPT Quang Trung - Huyện Đắk Mil- Tỉnh Đắk Nông.
Nhóm ở lớp 10A1 là nhóm thực nghiệm được học theo hình thức sân khấu hóa trong bài dạy. Còn nhóm ở lớp 10A3 là lớp đối chứng dạy bình thường trên lớp. Kết quả cho thấy, tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh, lớp thực nghiệm (10A1) có kết quả cao hơn lớp đối chứng (10A3). Điểm kiểm tra đầu ra lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 7.3, điểm kiểm tra đầu ra nhóm đối chứng là 6.4. Kết quả kiểm chứng T-test cho thấy giá trị p < 0.05, có nghĩa là đã có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
Điều đó, chứng minh rằng việc kết hợp sân khấu hóa vào dạy văn bản Tấm Cám đã nâng cao được kết quả trong học tập của học sinh.
2. GIỚI THIỆU
Đây là một phương pháp không mới, nhưng trong thời gian 45’ của một tiết học thì đa số giáo viên đều lựa chọn một giải pháp an toàn cho mình là sử dụng phương pháp truyền thống để có thể truyền đạt kiến thức cho học sinh. Vì họ sợ cháy giáo án, hoặc không khí trong lớp ồn sẽ gây ảnh hưởng đến lớp học khác.
Môn Ngữ văn, vốn là môn nhiều chữ, dung lượng của văn bản khá dài, có văn bản dài đến 5,6 trang nên không thể yêu cầu học sinh đọc trọn vẹn trên lớp và có một thực trạng chung là học sinh cũng rất ít khi đọc bài ở nhà trước khi đến lớp. Đây
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Quỳnh Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)