Đề thi học kì 2

Chia sẻ bởi Nguyễn Phước Tỉnh | Ngày 26/04/2019 | 118

Chia sẻ tài liệu: Đề thi học kì 2 thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM

ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề có 01 trang)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN: VĂN– LỚP 10
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Họ và tên :……………………………………………Lớp …………Số báo danh…………………..


I.PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1đến câu 4:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)
Câu 1. Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? (0,5 điểm)
Câu 2. Xác định 2 biện pháp tu từ chính được tác giả sử dụng trong đoạn thơ và phân tích hiệu quả nghệ thuật của chúng? (1,0 điểm)
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ? (0,5 điểm)
Câu 4. Đoạn thơ gợi cho anh (chị) những tình cảm gì về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người? (viết từ 4 đến 6 dòng)(1,0 điểm).
II.PHẦN TỰ LUẬN(7,0điểm)
Phân tích nhân vật Từ Hải trong đoạn trích “Chí khí anh hùng”-Truyện Kiều.
“Nừa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.
Nàng rằng: “phận gái chữ tòng,
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”.
Từ rằng:Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.”
(Nguyễn Du)
----HẾT----
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HKII NĂM HỌC 2017-2018
MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 10

Phần đọc hiểu
(3điểm)
1- Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.
2- Phép điệp ngữ: ta làm, dù là.
Tác dụng: góp phần khẳng định tình cảm và trách nhiệm của nhà thơ đối với đất nước, nhân dân.
– Phép ẩn dụ: mùa xuân nho nhỏ
Tác dụng: thể hiện khát vọng dâng hiến, cống hiến cho đời.
3- Nội dung chính của đoạn thơ là khát vọng mãnh liệt của nhà thơ khi muốn hóa thân mình thành một mùa xuân nho nhỏlặng lẽ tỏa hương cho đời để cống hiến cho đất nước, nhân dân những điều cao đẹp.
4- Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn.
– Nội dung nêu được những ý cơ bản: Sống ở trên đời phải biết sống vì cái chung, phải biết cống hiến cho đời. Cuộc sống vì vậy mới trở nên thật sự có ý nghĩa.
0.5
1.0





0.5


1.0


Phần tự luận
(7 điểm)
Yêu cầu chung :
- Thí sinh phải biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm bài văn.Cảm nhận và phân tích được nhân vật.Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp
Yêu cầu về kiến thức:
- Học sinh phân tích nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. Có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý sau:
Mở bài:
Giới thiệu tác giả,tác phẩm,đoạn trích.
Thân bài:
* 2 câu đầu: “Nửa năm…bốn phương”
+ Tình yêu đối với Kiều >< Chí lớn
->Người xưa thường nói “Nam nhi chí tại bốn phương”
+ “Động lòng bốn phương”: Cái chí vẫy vùng, tung hoành ngang dọc của đấng trượng phu anh hùng.
+ “Thoắt”: thể hiện sự cương quyết, dứt khoát thực hiện lí tưởng làm trai (một sự thức dậy bất ngờ và mạnh mẽ, không gì kiềm chế được)
=>Con người có tài cao, chí lớn.
* 2 câu sau: “Trông vời….rong”
+ Mở ra không gian rộng lớn, hình ảnh hoành tráng “ Trời bể mênh mang”, “lên đường thẳng rong”-> biểu đạt chí khí anh hùng, phù hợp với lí tưởng và hoạt động của Từ Hải. Đã nói là làm, đã nói là đi, đã đi là tới.
=>Sự phi thường, hơn người của Từ Hải.
Tóm lại: Hình ảnh thơ vừa lớn lao, vừa mạnh mẽ diễn tả chí khí và tư thế hiên ngang của người anh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Phước Tỉnh
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)