Đề thi học kì 2
Chia sẻ bởi Nguyễn Phước Tỉnh |
Ngày 26/04/2019 |
121
Chia sẻ tài liệu: Đề thi học kì 2 thuộc Ngữ văn 10
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2017 – 2018
MÔN: Ngữ văn- lớp 10
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?
Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào…
Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
(Nơi dựa - Nguyễn Đình Thi, Ngữ Văn 10, tập hai, NXB Giáo Dục, 2006, Tr. 121-122)
1. Đoạn văn trên được viết theo phong cách nào? (0,5 điểm)
2. Nêu hai biện pháp tu từ được thể hiện rõ nhất trong đoạn trích? ( 0,5 điểm)
3. Có ý kiến cho rằng nơi dựa có cùng ý nghĩa với sống dựa, đúng hay sai? Vì sao? (1,0 điểm)
II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi thể hiện qua đoạn trích sau:
Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau Song hào kiệt thời nào cũng có.
( Trích Bình Ngô đại cáo- Nguyễn Trãi)
---------- HẾT ----------
Họ và tên học sinh:………………………………………… Số báo danh: ………………….
Chữ kí của 1 CBCT: …………………………………………………………………………
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2017 – 2018
MÔN: Ngữ văn- lớp 10
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC
(Hướng dẫn gồm 02 trang)
Câu
Gợi ý nội dung
Điểm
Câu I
1. Xác định những cặp hình tượng được nhắc đến trong văn bản
- Học sinh xác định được cặp hình tượng: Người đàn bà – đứa bé.
- Học sinh xác định được cặp hình tượng: Bà cụ - người chiến sĩ.
0,5
0,5
2. Nêu hai biện pháp tu từ được thể hiện rõ nhất trong đoạn trích
- Lặp cấu trúc (điệp ngữ).
- Đối lập (tương phản).
Lưu ý: học sinh chỉ cần chỉ ra hai BPTT, mà không cần nêu cụ thể vẫn cho điểm tuyệt đối. (Trong trường hợp học sinh chỉ ra được một trong hai BPTT trên và BPTT ẩn dụ, giáo viên chấm linh động vẫn cho điểm tuyệt đối)
0,5
0,5
3. Có ý kiến cho rằng nơi dựa có cùng ý nghĩa với sống dựa, đúng hay sai? Vì sao?
- Học sinh trả lời là sai cho điểm, trả lời là đúng không cho điểm.
- Học sinh giải thích ngắn gọn: nơi dựa được hiểu là chỗ dựa về mặt tinh thần hoặc vật chất; từ đó giúp cho chúng ta có thêm sức mạnh, niềm tin, động lực để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp. Còn sống dựa là lối sống phụ thuộc vào người khác; dễ làm cho chúng ta ỷ lại, thiếu niềm tin, tinh thần phấn đấu để vươn lên trong cuộc sống.
Lưu ý: Trong trường hợp học sinh trả lời ý 1 là đúng thì có giải thích ý 2 đúng cũng không cho điểm. Nếu ý 1 học sinh trả lời là sai, thì ý 2 chỉ cần giải thích: nơi dựa là chỗ dựa về mặt tinh thần hoặc vật chất và sống dựa là lối sống phụ thuộc vào người khác, thì vẫn cho điểm tuyệt đối.
0,5
0,5
GỢl Ý - Bài Bình Ngô đại cáo mở đầu với cảm hứng về chính nghĩa. Nguyễn Trãi nêu lập trường chính nghĩa làm chỗ dựa, làm căn cứ xác
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Phước Tỉnh
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)