Đề thi học kì 2
Chia sẻ bởi Triệu Hàn Đan |
Ngày 26/04/2019 |
154
Chia sẻ tài liệu: Đề thi học kì 2 thuộc Ngữ văn 10
Nội dung tài liệu:
KỲ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn: Ngữ Văn lớp 10
Thời gian thi: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi:
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
1. Kiến thức
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình Ngữ Văn 10 - chương trình chuẩn.
- Đánh giá một cách tổng quát về một số nội dung kiến thức, kĩ năng trong chương trình Ngữ văn 10- học kì II, theo 2 nội dung: Đọc hiểu và Làm Văn.
- Đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra kĩ năng đọc hiểu và tự luận.
Cụ thể:
+ Tiếng Việt (biện pháp tu từ)
+ Văn học Trung đại
+ Vận dụng kiến thức làm làm bài văn nghị luận văn học.
2. Kĩ năng
- Nhận diện được nội dung và nghệ thuật trong một số văn bản thơ trung đại.
- Huy động kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về tác phẩm thơ.
Từ đó học sinh có thể hình thành các năng lực sau:
+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
+ Năng lực giải quyết các vấn đề đặt ra trong các văn bản.
+ Năng lực đọc – hiểu một ngữ liệu văn học theo đặc trưng thể loại
+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của các nhân về ý nghĩa của văn bản.
+ Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về hướng giải quyết về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
II. HÌNH THỨC VÀ CÁCH THỨC KIỂM TRA
- Hình thức: Đọc – hiểu và tự luận
- Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm bài kiểm tra theo đề chung tại lớp.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
Chủ đề \ Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
1. Làm văn:
Xác định được phép tu từ trong câu thơ.
- Khái niệm một số phép tu từ: nhân hóa
- Nhận biết được phép tu từ qua ngữ liệu cụ thể.
Chỉ ra được các hình ảnh nhân hóa qua các ngữ liệu cụ thể.
Chỉ ra được tác dụng của việc sử dụng các phép tu từ trong những ngữ liệu cụ thể.
1,0
1,0
1,0
30%= 3 điểm
2. Làm văn:
Kỹ năng làm văn nghị luận
văn học: về tác phẩm thơ
Nhớ được những nét chính về tác giả, tác phẩm.
Hiểu, giải thích được ý nghĩa của các từ ngữ, biện pháp nghệ thuật then chốt.
Chỉ ra được ý nghĩa của bài thơ qua các từ ngữ, biện pháp nghệ thuật then chốt.
Đánh giá, liên hệ rút ra bài học cho bản thân
0,5
1,5
4,0
1,0
70%=
7điểm
1,0= 1,0%
3,0 = 30%
5,0 = 50%
1,0 = 10%
100%=
10điểm
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ:
Phần I: Đọc – hiểu (3 điểm)
Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu câu hỏi bên dưới:
Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đằng đẵng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối. Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ.
Câu 1: Hãy nêu ngắn gọn nội dung câu chuyện?
Câu 2: Những từ ngữ “nung đốt”, “vết nứt”, “vỡ ra”, “va đập”, “lăn lộn”, “bị thương” cùng nhằm biểu đạt nội dung gì? Từ câu chuyện trên, anh/chị rút ra bài học gì về cuộc sống?
Phần II: Làm văn (7
điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp nhân cách Thúy Kiều được thể hiện qua đoạn trích “Trao duyên” (trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).
Họ và tên thí sinh :………………………………………………………. Lớp :………
…………..Hết………….
(Đề thi gồm 01 trang )
HỌ VÀ TÊN NGƯỜI RA ĐỀ HỌ VÀ TÊN NGƯỜI THẨM ĐỊNH
Triệu Hàn Đan Nông Thương Nghiệp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Triệu Hàn Đan
Dung lượng: |
Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)