Đề thi học kì 2

Chia sẻ bởi Nguyễn tùng chi | Ngày 17/10/2018 | 87

Chia sẻ tài liệu: Đề thi học kì 2 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

I. Lý thuyết môn Lý lớp 6
1. Nêu tác dụng biến đổi lực của ròng rọc cố định? Của ròng rọc động?
2. Nêu các kết luận sự nỏ vì nhiệt của chất rắn? So sánh sự nở vì nhiệt của đồng, nhôm, sắt?
3. Nêu các kết luận sự nở vì nhiệt của chất lỏng? Nêu sự nở đặc biệt của nước ở thể lỏng?
So sánh sự nở vì nhiệt của rượu, dầu, nước?
4. Nêu các kết luận sự nở vì nhiệt của chất khí?
5. So sánh mức độ nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí?
6. Sự co giãn vì nhiệt khi bị ngăn cản thì sẽ gây ra tác dụng như thế nào?
7. Băng kép sẽ như thế nào khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh? Vì sao?
a. Trong mỗi nhiệt giai nhiệt độ nước đá đang tan, nhiệt độ nước đang sôi là bao nhiêu?
9. Có những loại nhiệt kế nào? Phạm vi đo và công dụng của mỗi loại nhiệt kế?
10. Các bước thực hiện đo nhiệt độ của chất lỏng? Các bước đo nhiệt độ cơ thể người?
11. a. Sự nóng chảy là gì? Cho ví dụ? vd:
b. Sự đông đặc là gì? Cho ví dụ?
12. a. Nêu các kết luận về sự nóng chảy, sự đông đặc?
b. Đồ thị nhiệt độ của chất theo thời gian có dạng như thế nào trong hiện tượng nóng chảy?
Đồ thị nhiệt độ của chất theo thời gian có dạng như thế nào trong hiện tượng đông đặc?
c. Cho biết nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân, nước, băng phiến, chì, vonfram?
13. a. Sự bay hơi là gì? Cho ví dụ? Sự bay hơi xảy ra ở đâu? Xảy ra ở nhiệt độ nào?
b. Sự ngưng tụ là gì? Cho ví dụ? Sự ngưng tụ xảy ra khi nào?
14. a. Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc những yếu tố nào?
b. Nêu sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi chất lỏng vào mỗi yếu tố đó?
15. a. Sự sôi là gì?
b. Trong quá trình sôi nhiệt độ của chất lỏng như thế nào?
c. Cho biết nhiệt độ sôi của nước, rượu, thủy ngân?
II. Bài tập môn Lý lớp 6
1. a. Tìm 1 ví dụ thực tế sử dụng ròng rọc cố định
b. Tìm 1 ví dụ thực tế sử dụng ròng rọc động.
c. Tìm 1 ví dụ thực tế sử dụng palăng.
2. Câu nào đúng, câu nào sai?
a. Ròng rọc động vừa làm giảm độ lớn vừa làm đổi hướng của lực kéo.
b. Ròng rọc cố định vừa đổi hướng vừa làm giảm độ lớn của lực kéo.
c. Pa lăng có thể làm đổi hướng đồng thời làm giảm độ lớn của lực kéo.
d. Ròng rọc cố định và ròng rọc động chỉ làm đổi hướng hoặc biến đổi độ lớn của lực kéo.
e. Pa lăng càng có nhiều ròng rọc động thì lực kéo ta phải tác dụng vào dây càng lớn.
g. Với 1 ròng rọc động và 1 ròng rọc cố định có thể tạo pa lăng làm giảm độ lớn lực kéo 3 lần.
3. Phải sử dụng ròng rọc nào hay pa lăng như thế nào trong mỗi trường hợp sau đây? Vẽ hình
a. Đứng trên cao kéo xô vữa lên với lực kéo xấp xỉ 1/2 trọng lượng xô vữa?
b. Đứng dưới đất kéo xô vữa lên cao với lực kéo xấp xỉ trọng lượng xô vữa?
c. Đứng dưới đất kéo xô vữa lên cao với lực xấp xỉ 1/2 trọng lượng xô vữa?
d. Đứng trên cao kéo xô vữa lên cao với lực xấp xỉ 1/4 trọng lượng xô vữa?
4. Tìm ví dụ chứng tỏ:
a. Chất rắn nóng lên thì nở ra.
b. Chất lỏng lạnh đi thì co lại
c. Chất khí nóng lên thì nở ra.
d. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
e. Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
5. Câu nào đúng, câu nào sai?
a. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
b. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
c. Chất rắn nở vì nhiệt ít nhất, chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất
d. Thứ tự mức độ nở vì nhiệt từ nhiều đến ít là lỏng, rắn, khí
e. Thứ tự nở vì nhiệt từ ít đến nhiều là đồng, nhôm, sắt.
g. Thứ tự nở vì nhiệt từ nhiều đến ít là nước, rượu, dầu
6. Giải thích các trường hợp sau:
a. Đặt đường ray người ta phải
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn tùng chi
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)