Dề thi học kì 1 k10

Chia sẻ bởi Trần Bá Cường | Ngày 26/04/2019 | 148

Chia sẻ tài liệu: dề thi học kì 1 k10 thuộc Địa lý 11

Nội dung tài liệu:

Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế-xã hội của các nhóm nước.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
Trên thế giới, nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển đang có sự tương phản rõ rệt về trình độ kinh tế-xã hội. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới, chuyển dần nền kinh tế thế giới sang một giai đoạn phát triển mới gọi là kinh tế tri thức.
I-Sự phân chia thành các nhóm nước.
1. Thế giới có trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau về tự nhiên, dân cư, xã hội, trình độ phát triển kinh tế và được xếp vào hai nhóm : phát triển và đang phát triển.
2. Các nước phát triển có tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (GDP/người) lớn, đầu tư ra ngước ngoài (FDI) nhiều, chỉ số phát triển con người (HDI) cao.
3. Các nước đang phát triển thường có GDP/ người nhỏ, nợ nước ngoài nhiều và HDI thấp.
4. Trong nhóm nước đang phát triển, một số nước và vùng lãnh thổ đã trải qua quá trình công nghiệp hóa và đạt được trình độ phát triển nhất định về công nghiệp gọi là các nước công nghiệp mới (NICs) như Hàn Quốc, Xing-ga-po, Hồng Công, Đài Loan, Bra-xin, Ác-hen-ti-na,…
II-Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế-xã hội của các nhóm nước.
5. GDP có sự chênh lệch lớn giữa nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển.
6. Các nhóm nước có sự khác biệt về các chỉ số xã hội.
Tuổi thọ bình quân năm 2005 của các nước phát triển là 76, của các nước đang phát triển là 65 (trung bình của thế giới là 67). Tuổi thọ trung bình thấp nhất thế giới thuộc các nước ở Đông Phi và Tây Phi là 47.

III-Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
7. Cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, nhân loại tiến hành cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại với đặc trưng là xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao. Đây là các công nghệ dựa vào những thành tựu khoa học mới với hàm lượng tri thức cao. Bốn công nghệ trụ cột, có tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến phát triển kinh tế-xẫ hội là : công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.
8. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã làm xuất hiện nhiều ngành mới, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, tạo ra những bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ.
9. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tác động ngày càng sâu sắc, làm cho kinh tế thế giới chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang một loại hình kinh tế mới, dựa trên tri thức, kỹ thuật, công nghệ cao, được gọi là nền kinh tế tri thức.
XU HƯỚNG TOÀN CẦU HOÁ, KHU VỰC HOÁ KINH TẾ
Toàn cầu hoá và khu vực hoá là xu hướng tất yếu, dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các nền kinh tế; đồng thời tạo ra những động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế thế giới.
I-XU HƯỚNG TOÀN CẦU HOÁ KINH TẾ
1. Toàn cầu hoá là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt, từ kinh tế đến văn hoá, khoa học…
2. Toàn cầu hoá kinh tế có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới.
1-Toàn cầu hoá kinh tế
3. Toàn cầu hoá kinh tế có những biểu hiện rõ nét sau:
a-Thương mại thế giới phát triển mạnh
4. Tốc độ tăng trưởng của thương mại thế giới luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới.
5. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) với 150 thành viên (tính đến tháng 1 – 2007) chi phối tới 95% hoạt động thương mại của thế giới và có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại, làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động.
b-Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh
6. Từ năm 1990 đến năm 2004 đầu tư nước ngoài đã tăng từ 1774 tỉ USD lên 8895 tỉ USD.
7. Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, trong đó nổi lên hàng đầu là các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…
c-Thị trường tài chính quốc tế mở rộng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Bá Cường
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)