Đề thi học kì 1
Chia sẻ bởi Triệu Hàn Đan |
Ngày 26/04/2019 |
144
Chia sẻ tài liệu: Đề thi học kì 1 thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn: Ngữ Văn lớp 11
Thời gian thi: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 27/12/2018
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
1. Kiến thức
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình Ngữ Văn 11 - chương trình chuẩn.
- Đánh giá một cách tổng quát về một số nội dung kiến thức, kĩ năng trong chương trình Ngữ văn 11- học kì I, theo 2 nội dung: Đọc hiểu và Làm Văn.
- Đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra kĩ năng đọc hiểu và tự luận.
Cụ thể:
+ Tiếng Việt (biện pháp tu từ)
+ Văn học Trung đại
+ Vận dụng kiến thức làm làm bài văn nghị luận văn học.
2. Kĩ năng
- Nhận diện được nội dung và nghệ thuật trong một số văn bản thơ trung đại.
- Huy động kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về tác phẩm thơ.
Từ đó học sinh có thể hình thành các năng lực sau:
+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
+ Năng lực giải quyết các vấn đề đặt ra trong các văn bản.
+ Năng lực đọc – hiểu một ngữ liệu văn học theo đặc trưng thể loại
+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của các nhân về ý nghĩa của văn bản.
+ Năng lực hợp tác khi thảo luận về hướng giải quyết về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
II. HÌNH THỨC VÀ CÁCH THỨC KIỂM TRA
- Hình thức: Đọc – hiểu và tự luận
- Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm bài kiểm tra theo đề chung tại lớp.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
Chủ đề \ Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
1. Làm văn:
Xác định được phép tu từ trong câu thơ.
- Khái niệm một số phép tu từ: so sánh
- Nhận biết được phép tu từ qua ngữ liệu cụ thể.
Chỉ ra được tác dụng của biện pháp tu từ qua các ngữ liệu cụ thể.
Nêu được nội dung của văn bản
Chỉ ra được nghĩa của từ và cảm nhận ban đầu trong những ngữ liệu cụ thể.
1,0
1,0
1,0
30%= 3 điểm
2. Làm văn:
Kỹ năng làm văn nghị luận
văn học: về tác phẩm thơ
Nhớ được những nét chính về tác giả, tác phẩm.
Hiểu, giải thích được ý nghĩa của các từ ngữ, biện pháp nghệ thuật then chốt.
Chỉ ra được ý nghĩa của bài thơ qua các từ ngữ, biện pháp nghệ thuật then chốt.
Đánh giá, liên hệ rút ra bài học cho bản thân
0,5
1,5
4,0
1,0
70%=
7điểm
1,0= 1,0%
3,0 = 30%
5,0 = 50%
1,0 = 10%
100%=
10điểm
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ:
PHẦN I. ĐỌC- HIỂU (3, 0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau. Tôi sợ lắm những gì mang đến bất hạnh cho con người. Hãy cố gắng mang đến cho nhau những giấc mơ, những giấc mơ làm nên hạnh phúc. Đi đâu, đến đâu cũng chỉ thấy những nụ cười. Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận. Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái”.
(Trích Viết bên bờ Loiret- Trịnh Công Sơn)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 2: Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích?
Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn sau: “Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận”?
Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với ý kiến: “Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái” Vì sao?
Phần II: Làm văn (7 điểm)
Cảm nhận về hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương.
Họ và tên thí sinh :………………………………………………………. Lớp :………
…………..Hết………….
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Triệu Hàn Đan
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)