Đề thi học kì 1

Chia sẻ bởi Trần Minh Tuấn | Ngày 26/04/2019 | 70

Chia sẻ tài liệu: Đề thi học kì 1 thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPTCHUYÊN
LÊ HỒNG PHONG
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề có 04 trang)
ĐỀ THI KSCL TÁM TUẦN HỌC KÌ I
Năm học: 2018 - 2019
Môn: Lịch sử Lớp: 12 Ban C
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề.


Mã đề thi: 752

Họ và tên thí sinh..............................................................Số báo danh..........................
Câu 1. Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) của nhân dân ta giành được thắng lợi song chưa trọn vẹn vì
A. mới giải phóng được miền Bắc. B. Mĩ thay thế Pháp xâm lược Việt Nam.
C. Pháp chưa rút quân khỏi Việt Nam. D. Pháp không thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ.
Câu 2. Nơi khởi đầu phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Nam Á. B. Đông Bắc Á.
C. Tây Nam Á. D. Đông Nam Á.
Câu 3. Khác với Hiệp hội các nước Đông Nam Á, mục tiêu hoạt động của Liên minh châu Âu là gì?
A. Liên kết về kinh tế và quân sự. B. Liên kết về kinh tế - văn hóa.
C. Liên kết về tiền tệ và tài chính. D. Liên kết về kinh tế - chính trị.
Câu 4. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự đối đầu giữa Mĩ và Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. cả hai nước đều muốn bá chủ thế giới. B. sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược.
C. Mĩ nắm độc quyền bom nguyên tử. D. ảnh hưởng lớn mạnh của Liên Xô trên thế giới.
Câu 5. Mục đích của đế quốc Mĩ khi kí với Bảo Đại "Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt - Mĩ" (9/1951) là
A. Tăng cường quan hệ Việt - Mĩ.
B. Viện trợ kinh tế cho chính quyền Bảo Đại.
C. trực tiếp ràng buộc Chính phủ Bảo Đại vào Mĩ.
D. Viện trợ quân sự cho chính quyền Bảo Đại.
Câu 6. Những địa phương giành được chính quyền sớm nhất cả nước trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là
A. Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Giang, Hải Dương. B. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
C. Hà Nội, Huế, Sài Gòn, Đà Nẵng. D. Thái Nguyên, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội.
Câu 7. Trong chiến lược "Cam kết và mở rộng" (trong thập kỉ 90 của thế kỉ XX), Mĩ coi trọng việc tăng cường
A. trợ giúp cho nền kinh tế các nước tư bản đồng minh phát triển.
B. hợp tác về kĩ thuật với các nước đồng minh để phát triển kinh tế.
C. khôi phục, phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ.
D. ứng dụng khoa học - công nghệ để phát triển năng lực sản xuất.
Câu 8. Thực tiễn xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954) để lại cho Đảng ta bài học về
A. tăng cường hợp tác quốc tế. B. xây dựng nền kinh tế thị trường.
C. xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. D. phát huy sức mạnh toàn dân.
Câu 9. Quyết định nào dưới đây của Hội nghị Pốtxđam (7/1945) đã tạo ra những khó khăn mới cho cách mạng Đông Dương sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Quân Anh sẽ mở đường cho thực dân Pháp chiếm lại Đông Dương.
B. Đông Nam Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
C. Đồng ý cho quân Trung Hoa Dân quốc và quân Anh vào Đông Dương.
D. Liên Xô không được đưa quân đội vào Đông Dương.
Câu 10. Nét nổi bật trong đường lối đối ngoại của Liên bang Nga (1991- 2000) là
A. đối đầu với Mĩ, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước châu Âu.
B. đối đầu với phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước châu Á.
C. khôi phục quan hệ với các nước châu Á, phát triển quan hệ với Mĩ.
D. ngả về phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước châu Á.
Câu 11. Ý nào sau đây phản ánh đúng nội dung của Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946)?
A. Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do.
B. Chính
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Minh Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)