Đề thi học kì 1
Chia sẻ bởi Nguyễn Hữu Lâm |
Ngày 26/04/2019 |
113
Chia sẻ tài liệu: Đề thi học kì 1 thuộc Lịch sử 12
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TP HCM
(Đề có 03 trang)
KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn: LỊCH SỬ - LỚP 12 Thời gian: 50 phút (không tính thời gian giao đề)
Câu 1. Ý nào không phản ánh đúng những thách thức khi Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN?
A. Nền kinh tế có sự chuyến biến, vị trí quốc tế thay đổi.
B. Lệ thuộc vốn và chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế từ bên ngoài.
C. Nền kinh tế bị cạnh tranh, bản sắc văn hoá dân tộc có nguy cơ bị xói mòn.
D. Kẻ thù tìm mọi cách thực hiện âm mưu "Diễn biến hoà bình".
Câu 2. Lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất là
A. tiểu tư sản. B. tư sản dân tộc. C. nông dân. D. công nhân.
Câu 3. Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là
A. giải phóng dân tộc. B. dân tộc và dân chủ.
C. độc lập và tự do. D. hòa bình và thống nhất.
Câu 4. Căn cứ vào đâu để một số cấp bộ Đảng và tổ chức Việt Minh phát động nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền khi chưa nhận được lệnh Tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng?
A. Các cấp bộ Đảng linh hoạt lãnh đạo cùng với khí thế sục sôi của quần chúng sẵn sàng khởi nghĩa.
B. Chính quyền địch bị tê liệt ở một số địa phương và khí thế sục sôi của quần chúng sẵn sàng khởi nghĩa.
C. Tình hình cụ thể địa phương và vận dụng Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
D. Nhận được tin phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh và tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.
Câu 5. Sự kiện nào đánh dấu chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ hoàn toàn?
A. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn.
B. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập
C. Cách mạng tháng Tám thành công trong cả nước.
D. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.
Câu 6. Thời cơ “ngàn năm có một” trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được Đảng ta xác định chỉ tồn tại trong khoảng thời gian từ
A. sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
B. khi Nhật đảo chính Pháp đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
C. trước khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến sau khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
D. sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
Câu 7. Trong nửa sau thế kỉ XX, quốc gia nào ở khu vực Đông Bắc Á vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới?
A. Trung Quốc. B. Hàn Quốc.
C. CHDCND Triều Tiên. D. Nhật Bản.
Câu 8. Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là giữa
A. tư sản dân tộc với tư sản Pháp.
B. công nhân với tư sản mại bản và thực dân Pháp.
C. nông dân với địa chủ phong kiến.
D. dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và phản động tay sai.
Câu 9. Sau ngày 2 – 9 –1945, lực lượng nào dưới đây đã dọn đường, tiếp tay cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta?
A. Phát xít Nhật. B. Đế quốc Mĩ.
C. Thực dân Anh. D. Trung Hoa Dân quốc.
Câu 10. Lực lượng cách mạng được nêu ra trong Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương là
A. công nhân, nông dân và tiểu tư sản. B. công nhân, nông dân.
C. công nhân, nông dân và trí thức. D. công nhân, nông dân, tư sản và tiểu tư sản.
Câu 11. “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp...”. Đoạn trích thể hiện nội dung gì trong đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta?
A. Kháng chiến toàn diện. B. Kháng chiến toàn dân.
C. Kháng chiến lâu dài. D. Tự lực cánh sinh.
Câu 12. Kẻ thù của nhân dân Việt Nam sau ngày 9 – 3 – 1945 là
A. Pháp và tay sai. B. phát xít Nhật
C. Pháp và Nhật
TP HCM
(Đề có 03 trang)
KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn: LỊCH SỬ - LỚP 12 Thời gian: 50 phút (không tính thời gian giao đề)
Câu 1. Ý nào không phản ánh đúng những thách thức khi Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN?
A. Nền kinh tế có sự chuyến biến, vị trí quốc tế thay đổi.
B. Lệ thuộc vốn và chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế từ bên ngoài.
C. Nền kinh tế bị cạnh tranh, bản sắc văn hoá dân tộc có nguy cơ bị xói mòn.
D. Kẻ thù tìm mọi cách thực hiện âm mưu "Diễn biến hoà bình".
Câu 2. Lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất là
A. tiểu tư sản. B. tư sản dân tộc. C. nông dân. D. công nhân.
Câu 3. Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là
A. giải phóng dân tộc. B. dân tộc và dân chủ.
C. độc lập và tự do. D. hòa bình và thống nhất.
Câu 4. Căn cứ vào đâu để một số cấp bộ Đảng và tổ chức Việt Minh phát động nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền khi chưa nhận được lệnh Tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng?
A. Các cấp bộ Đảng linh hoạt lãnh đạo cùng với khí thế sục sôi của quần chúng sẵn sàng khởi nghĩa.
B. Chính quyền địch bị tê liệt ở một số địa phương và khí thế sục sôi của quần chúng sẵn sàng khởi nghĩa.
C. Tình hình cụ thể địa phương và vận dụng Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
D. Nhận được tin phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh và tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.
Câu 5. Sự kiện nào đánh dấu chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ hoàn toàn?
A. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn.
B. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập
C. Cách mạng tháng Tám thành công trong cả nước.
D. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.
Câu 6. Thời cơ “ngàn năm có một” trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được Đảng ta xác định chỉ tồn tại trong khoảng thời gian từ
A. sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
B. khi Nhật đảo chính Pháp đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
C. trước khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến sau khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
D. sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
Câu 7. Trong nửa sau thế kỉ XX, quốc gia nào ở khu vực Đông Bắc Á vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới?
A. Trung Quốc. B. Hàn Quốc.
C. CHDCND Triều Tiên. D. Nhật Bản.
Câu 8. Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là giữa
A. tư sản dân tộc với tư sản Pháp.
B. công nhân với tư sản mại bản và thực dân Pháp.
C. nông dân với địa chủ phong kiến.
D. dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và phản động tay sai.
Câu 9. Sau ngày 2 – 9 –1945, lực lượng nào dưới đây đã dọn đường, tiếp tay cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta?
A. Phát xít Nhật. B. Đế quốc Mĩ.
C. Thực dân Anh. D. Trung Hoa Dân quốc.
Câu 10. Lực lượng cách mạng được nêu ra trong Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương là
A. công nhân, nông dân và tiểu tư sản. B. công nhân, nông dân.
C. công nhân, nông dân và trí thức. D. công nhân, nông dân, tư sản và tiểu tư sản.
Câu 11. “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp...”. Đoạn trích thể hiện nội dung gì trong đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta?
A. Kháng chiến toàn diện. B. Kháng chiến toàn dân.
C. Kháng chiến lâu dài. D. Tự lực cánh sinh.
Câu 12. Kẻ thù của nhân dân Việt Nam sau ngày 9 – 3 – 1945 là
A. Pháp và tay sai. B. phát xít Nhật
C. Pháp và Nhật
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hữu Lâm
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)