Đề thi học kì 1
Chia sẻ bởi Trương Khắc Hùng |
Ngày 17/10/2018 |
45
Chia sẻ tài liệu: Đề thi học kì 1 thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn: Ngữ văn – Lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể giao đề)
Câu 1 ( 1.0 điểm):
Thế nào là truyền thuyết? Kể tên các truyền thuyết đã học ( kể cả các truyền thuyết đọc thêm).
Câu 2 ( 1.0 điểm):
Trong bài thơ “Mẹ ốm”, nhà thơ Trần Đăng Khoa viết:
“Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ bây giờ chưa tan”
a. Em hiểu nghĩa của từ “nắng mưa” trong câu thơ trên như thế nào?
b. Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của việc sử dụng từ “lặn” trong câu thơ thứ hai.
Câu 3 ( 3.0 điểm):
a. Câu văn sau mắc lỗi dùng từ nào? Em hãy chỉ ra và sửa lại cho đúng.
Có một số bạn còn bàng quang với lớp.
b. Các từ gạch chân trong đoạn văn sau thuộc từ loại và loại cụm từ nào? Hãy chỉ rõ.
“Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ…
Một năm nọ trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài”. ( Trích: “Ếch ngồi đáy giếng”, SGK Ngữ văn 6, NXB GD, trang 100 )
Câu 4 ( 5.0 điểm):
Kể lại truyện “ Em bé thông minh” bằng chính lời văn của em theo ngôi thứ nhất.
=========HẾT=========
Họ và tên thí sinh:..............................................................................
( Đề thi gồm bốn câu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN: NGỮ VĂN 6
CÂU
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
1
HS trả lời theo đáp án sau:
- Khái niệm “ truyền thuyết”:
- Kể tên các truyền thuyết: “ Con Rồng cháu Tiên” ( đọc thêm), “ Bánh chưng bánh giầy”, Thánh Gióng”, “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, “ Sự tích Hồ Gươm” ( đọc thêm).
1.0
0.5
0.5
2
a. Giải nghĩa từ “nắng mưa” trong câu thơ:
- Nghĩa gốc: Chỉ hiện tượng của thời tiết: nắng và mưa.
- Nghĩa chuyển: Chỉ những gian lao, vất vả, khó nhọc trong cuộc đời.
b. Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của việc sử dụng từ “lặn” trong câu thơ thứ hai.
Học sinh có thể nêu các ý kiến khác nhưng phải làm rõ được nét đặc sắc về nghệ thuật dùng từ “lặn” trong câu thơ với nội dung cơ bản như sau:
Với việc sử dụng từ “lặn”, câu thơ thể hiện được sự gian lao, vất vả trong cuộc đời người mẹ, nhưng khắc sâu, nhấn mạnh hơn sự gian lao, vất vả của người mẹ trong cuộc sống.
Qua đó thấy được nỗi gian truân, cực nhọc của đời mẹ không thể thay đổi, bù đắp… (nếu thay bằng các từ: “ngấm”, “thấm”,… thì nỗi vất vả chỉ thoảng qua, có thể tan biến đi…)
1.0
0.25
0.25
0.25
0.25
3
HS chỉ ra được lỗi và cách sửa lỗi theo đúng các bước sau:
a. Phát hiện lỗi: Dùng từ lẫn lộn giữa các từ gần âm.
Cụ thể: Từ “bàng quang”.
( Nếu HS không chỉ ra cụ thể từ ngữ nào hoặc không phát hiện lỗi thì phần này không có điểm)
- Nguyên nhân mắc lỗi: Do người viết không phân biệt nghĩa của các từ gần âm.
- Cách sửa: thay từ “bàng quang” bằng từ “bàng quan”.
- Ghi kết quả đúng: Có một số bạn còn bàng quan với lớp.
b. Các từ gạch chân trong đoạn văn sau thuộc từ loại và loại cụm từ:
* Các từ loại trong đoạn văn:
- Danh từ: “nhái”, “cua”, “ốc”.
- Động từ: “kêu”, “ra”.
- Tính từ: “hoảng”, “sợ”, “to”.
- Lượng từ: “các”.
- Chỉ từ: “kia”.
- Số từ: “một”.
* Cụm từ:
- Cụm danh từ: “một con ếch”.
( Phần từ loại: Nếu HS chỉ ra được 4/6 từ loại, có chỉ ra đúng các từ loại thì vẫn cho
Môn: Ngữ văn – Lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể giao đề)
Câu 1 ( 1.0 điểm):
Thế nào là truyền thuyết? Kể tên các truyền thuyết đã học ( kể cả các truyền thuyết đọc thêm).
Câu 2 ( 1.0 điểm):
Trong bài thơ “Mẹ ốm”, nhà thơ Trần Đăng Khoa viết:
“Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ bây giờ chưa tan”
a. Em hiểu nghĩa của từ “nắng mưa” trong câu thơ trên như thế nào?
b. Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của việc sử dụng từ “lặn” trong câu thơ thứ hai.
Câu 3 ( 3.0 điểm):
a. Câu văn sau mắc lỗi dùng từ nào? Em hãy chỉ ra và sửa lại cho đúng.
Có một số bạn còn bàng quang với lớp.
b. Các từ gạch chân trong đoạn văn sau thuộc từ loại và loại cụm từ nào? Hãy chỉ rõ.
“Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ…
Một năm nọ trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài”. ( Trích: “Ếch ngồi đáy giếng”, SGK Ngữ văn 6, NXB GD, trang 100 )
Câu 4 ( 5.0 điểm):
Kể lại truyện “ Em bé thông minh” bằng chính lời văn của em theo ngôi thứ nhất.
=========HẾT=========
Họ và tên thí sinh:..............................................................................
( Đề thi gồm bốn câu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN: NGỮ VĂN 6
CÂU
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
1
HS trả lời theo đáp án sau:
- Khái niệm “ truyền thuyết”:
- Kể tên các truyền thuyết: “ Con Rồng cháu Tiên” ( đọc thêm), “ Bánh chưng bánh giầy”, Thánh Gióng”, “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, “ Sự tích Hồ Gươm” ( đọc thêm).
1.0
0.5
0.5
2
a. Giải nghĩa từ “nắng mưa” trong câu thơ:
- Nghĩa gốc: Chỉ hiện tượng của thời tiết: nắng và mưa.
- Nghĩa chuyển: Chỉ những gian lao, vất vả, khó nhọc trong cuộc đời.
b. Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của việc sử dụng từ “lặn” trong câu thơ thứ hai.
Học sinh có thể nêu các ý kiến khác nhưng phải làm rõ được nét đặc sắc về nghệ thuật dùng từ “lặn” trong câu thơ với nội dung cơ bản như sau:
Với việc sử dụng từ “lặn”, câu thơ thể hiện được sự gian lao, vất vả trong cuộc đời người mẹ, nhưng khắc sâu, nhấn mạnh hơn sự gian lao, vất vả của người mẹ trong cuộc sống.
Qua đó thấy được nỗi gian truân, cực nhọc của đời mẹ không thể thay đổi, bù đắp… (nếu thay bằng các từ: “ngấm”, “thấm”,… thì nỗi vất vả chỉ thoảng qua, có thể tan biến đi…)
1.0
0.25
0.25
0.25
0.25
3
HS chỉ ra được lỗi và cách sửa lỗi theo đúng các bước sau:
a. Phát hiện lỗi: Dùng từ lẫn lộn giữa các từ gần âm.
Cụ thể: Từ “bàng quang”.
( Nếu HS không chỉ ra cụ thể từ ngữ nào hoặc không phát hiện lỗi thì phần này không có điểm)
- Nguyên nhân mắc lỗi: Do người viết không phân biệt nghĩa của các từ gần âm.
- Cách sửa: thay từ “bàng quang” bằng từ “bàng quan”.
- Ghi kết quả đúng: Có một số bạn còn bàng quan với lớp.
b. Các từ gạch chân trong đoạn văn sau thuộc từ loại và loại cụm từ:
* Các từ loại trong đoạn văn:
- Danh từ: “nhái”, “cua”, “ốc”.
- Động từ: “kêu”, “ra”.
- Tính từ: “hoảng”, “sợ”, “to”.
- Lượng từ: “các”.
- Chỉ từ: “kia”.
- Số từ: “một”.
* Cụm từ:
- Cụm danh từ: “một con ếch”.
( Phần từ loại: Nếu HS chỉ ra được 4/6 từ loại, có chỉ ra đúng các từ loại thì vẫn cho
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trương Khắc Hùng
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)