ĐỀ THI HKII SINH 11

Chia sẻ bởi Đoàn Kim Long | Ngày 26/04/2019 | 63

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HKII SINH 11 thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Họ tên : …………………………………………… Lớp : …………
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – Năm học 2010 – 2011.
MÔN SINH HỌC LỚP 11- THỜI GIAN: 45 PHÚT

Câu 1/ Nếu trung bình mỗi chu kì điện động mất 8 ms (milisec) thì khi bị kích thích liên tục, số xung điện có thể sinh ra với tần số là:
A/ 125 xung/s
B/ 1000 xung/s
C/ 500 xung/s
D/ 250 xung/s
Câu 2/ Cân bằng nội môi là
A/ duy trì sự ổn định của môi trường trong.
B/ nồng độ các chất hoà tan luôn ổn định trong máu và nước mô.
C/ sự cân bằng giữa các chất tế bào tiếp nhận với các chất mà tế bào thải ra.
D/ nồng độ các chất hoà tan luôn ổn định trong máu, nước mô và có sự cân bằng giữa các chất tế bào tiếp nhận với các chất mà tế bào thải ra.
Câu 3/ Ý nào dưới đây không có trong quá trình truyền tin qua xinap?
A/ Xung thần kinh lan truyền đến làm Ca2+ đi vào trong chuỳ xinap.
B/ Các chất trung gian hoá học trong các bóng được Ca 2+ gắn vào màng trước vỡ ra và qua khe xinap đến màng sau.
C/ Xung thần kinh lan truyền tiếp từ màng sau đến màng trước.
D/ Các chất trung gian hoá học gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung thần kinh rồi lan truyền đi tiếp.
Câu 4/ Khi tế bào hay mô đã chết nhưng chưa thối rữa thì điện nghỉ của nó sẽ như thế nào, tại sao như thế?
A/ Không xác định.
B/ Điện nghỉ sẽ bằng không vì không còn cơ chế điều hoà Na+ và K+.
C/ Điện nghỉ sẽ tụt xuống cực âm do Na+ và K+ bị mất hết.
D/ Điện nghỉ sẽ tăng vọt lên cực dương do Na+ và K+ tích lại.
Câu 5/ Một củ khoai tây ở trong đất sẽ nảy ra mầm cành, lá rồi phát triển thành một cây khoai tây mới. Đây là hình thức sinh sản vô tính bằng cơ quan sinh dưỡng là
A/ quả
B/ lá
C/ rễ
D/ thân
Câu 6/ Nhóm động vật nào không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim?
A/ Cá xương, chim, thú.
B/ Lưỡng cư, bò sát, chim.
C/ Lưỡng cư, thú.
D/ Bò sát (trừ cá sấu), chim, thú.
Câu 7/ Nếu người mẹ khi mang thai mà nghiện rượu, nghiện ma túy thì con sinh ra thường
A/ Hay mắc dị tật bẩm sinh, sức khỏe kém.
B/ Giảm cân (0,20,5kg so với bình thường), trí não có thể bị ảnh hưởng.
C/ Tăng cân nhưng hay đau ốm.
D/ Khỏe mạnh nhưng dễ bị di tật.
Câu 8/ Ý nào không đúng với vai trò của thức ăn đối với sinh trưởng – phát triển của động vật?
A/ Làm tăng khả năng thích ứng của cơ thể với mọi điều kiện sống bất lợi của môi trường.
B/ Cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể.
C/ Gia tăng phân bào tạo nên các mô, các cơ quan và hệ cơ quan.
D/ Cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất hữu cơ.
Câu 9/ Trong thức ăn hàng ngày của gia súc, nếu thiếu prôtêin so với nhu cầu thì
A/ chập tối nhìn không rõ (quáng gà), mắt khô, vết thương lâu lành.
B/ giảm tái tạo hồng cầu ở tuỷ xương, gây thiếu máu, giảm sinh trưởng.
C/ xương chậm hoặc không phát triển, nên chậm lớn, còi cọc.
D/ cơ thể chậm lớn, gầy yếu, cơ bắp kém phát triển, dễ mắc bệnh.
Câu 10/ Người ta trồng đào, mai có khi tỉa cành, cắt bỏ các chồi thân và chồi cành lúc gần tết. Biện pháp này có ý nghĩa chủ yếu là
A/ Thúc đẩy cây mọc cành lá ở những chỗ ưng ý hơn.
B/ Giảm bớt công chăm sóc vì sắp đến tết.
C/ Làm cây đó không mọc thêm cành là nữa, cho đỡ rậm rạp.
D/ Hạn chế sinh trưởng của cây, thúc đẩy quá trình ra hoa sớm hơn.
Câu 11/ Tương quan giữa GA/AAB điều tiết trạng thái sinh lí của hạt như thế nào ?
A/ Trong hạt nảy mầm, AAB có trị số lớn hơn GA.
B/ Trong hạt khô, GA và AAB đạt trị số ngang nhau.
C/ Trong hạt khô, GA rất thấp,AAB đạt trị số cực đại. Trong hạt nảy mầm, GA tăng nhanh, đạt trị số trị
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Kim Long
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)