De thi HKII dia 7 co ma tran DA
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Quyền |
Ngày 16/10/2018 |
55
Chia sẻ tài liệu: de thi HKII dia 7 co ma tran DA thuộc Địa lí 7
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD-ĐT HỒNG NGỰ
TRƯỜNG THCS THƯỜNG THỚI HẬU B
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN: ĐỊA LÍ 7
NĂM HỌC: 2011-2012
I. MA TRẬN ĐỀ
Chủ đề/ mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Kinh tế Trung và Nam Mĩ
Nhận biêt các hình thức sở hữu trong nông nghiệp
20%.10=2đ
20% TSĐ = 2đ
20%=2đ
Châu nam Cực – châu lục lạnh nhất TG
Trình bày được đặc điểm tự nhiên của châu lục này
30%.10=3đ
30% TSĐ = 3đ
30% TSĐ = 3đ
30%=3đ
Thiên nhiên châu Đại Dương
Hiểu đượ vì sao châu lục này được mệnh danh là “thiên đàng xanh”
20%.10=2đ
20% TSĐ = 2đ
20%=2đ
Thiên nhiên châu Âu
Thấy được mối quan hệ giữa nhiệt đô, lượng mưa và thảm thực vật
10%.10=1đ
10% TSĐ = 1,0 đ
10%=1đ
Thiên nhiên châu Âu (tt)
So sánh sự khác nhau giữa các kiểu khí hậu
20%.10=2đ
20% TSĐ = 2đ
20%=2đ
TSĐ: 10
TSC: 5
5 điểm = 50%
3,0điểm = 30%
2,0 điểm =20%
10 điểm =100%
II. ĐỀ
Câu 1: (2đ)Trong nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ có mấy hình thức sở hữu phổ biến? Nêu đặc điểm cơ bản của các hình thức sỏ hữu đó.
Câu 2: (3đ)Nêu những đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực.
“Hiệp ước Nam Cực” được kí kết nhằm mục đích gì?
Câu 3: (2đ)Vì sao các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh của Thái Bình Dương”?
Câu 4: (1đ)Sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa ảnh hưởng như thế nào đến sự phân bố của thảm thực vật ở châu Âu?
Câu 5: (2đ)So sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa.
GVBM
ĐÁP ÁN MÔN ĐỊA LÍ 7
Câu 1 Trong nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ có hai hình thức sở hữu phổ biến: đại điền trang và tiểu điền trang.(0,5đ)
- Đại điền trang thuộc sở hữu của các đại điền chủ, chiếm chưa tới 5% dân số nhưng sở hữu trên 60% diện tích đất đai, quy mô sản xuất lớn. (1đ)
- Tiểu điền trang thuộc sở hữu của các nông dân, có diện tích dưới 5 ha. (0,5đ)
Câu 2: - Những đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực(2đ)
+ Khí hậu: lạnh khắc nghiệt, thường có bão.
+ Địa hình: Là một cao nguyên khổng lồ
+ Thực vật không thể tồn tại được, động vật khá phong phú.
+ Là châu lục duy nhât không có con người cư trú thường xuyên.
“Hiệp ước Nam Cực” được kí kết nhằm mục đích: vì hòa bình và không công nhận những đòi hỏi về phân chia lãnh thổ và nguyên ở châu lục này. (1đ)
Câu 3: Các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương”vì:
- Phần lớn các đảo và quần đảo nằm trong vùng có khí hậu nóng ẩm và điều hào. (1đ)
- Rừng xích đạo xanh quanh năm hoặc rừng mưa mùa nhiệt đới xanh tốt cùng với rừng dừa đã biên các đảo thành những “thiên đàng xanh” (1đ)
Câu 4: Sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa ảnh hưởng đến sự phân bố của thảm thực vật ở châu Âu:
- Thảm thực vật thay đổi từ tây sang đông và từ bắc xuống nam. (0,5đ)
- Phía tây là rừng lá rộng vào sâu nội địa là rừng lá kim, ở đông nam là thảo nguyên…(0,5đ)
Câu 5: So sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa.
- Khí hậu ôn đới hải dương: mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm. Mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn. (1đ)
- Khí hậu ôn đới lục địa: mùa đông kéo dài và có
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Quyền
Dung lượng: 49,50KB|
Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)