Đề thi HKI Ngữ Văn 11 2015-2016 - Đề thi đề nghị
Chia sẻ bởi Nguyễn Thành Phát |
Ngày 26/04/2019 |
48
Chia sẻ tài liệu: Đề thi HKI Ngữ Văn 11 2015-2016 - Đề thi đề nghị thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT
-----------(((((----------
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: Ngữ văn; LỚP: 11 (THPT, GDTX)
Thời gian làm bài: 120 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (2,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.
Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!
Đâu những lưng cong xuống luống cày
Mà bùn hi vọng nức hương ngây
Và đâu hết những bàn tay ấy
Vãi giống tung trời những sớm mai.
Đâu những chiều sương phủ bãi đồng
Lúa mềm xao xác ở ven sông
Vẳng lên trong tiếng xe lùa nước
Một giọng hò đưa hố não nùng.
(Trích “Nhớ đồng”, Tố Hữu)
a) Xác định phong cách ngôn ngữ chủ yếu của đoạn thơ. (0,25 điểm)
b) Đoạn thơ trên diễn tả tâm trạng gì của nhà thơ ? Những hình ảnh góp phần diễn tả rõ nét tâm trạng ấy. (0,75 điểm)
c) Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “bàn tay vãi giống” trong đoạn thơ trên. (0,5 điểm)
d) Nêu tên và phân tích một phép tu từ có trong đoạn thơ. (0,5 điểm)
Câu 2. (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
[…] Trên các cột đèn tín hiệu ở Bờ hồ Hoàn Kiếm, người ta đã lắp đặt thiết bị mà khi người đi bộ bấm vào nút thì xe cộ sẽ dừng lại để mình đi qua. Thế nhưng, thiết bị ấy hình như chỉ có người nước ngoài sử dụng, còn người mình thì cứ thế mà băng qua đường. Phóng viên đứng quan sát một lúc lâu và tưởng chừng như đã có thể đưa ra nhận xét cuối cùng về thử nghiệm kia, thì một nhóm 9X đã dùng nút bấm đó. Nhà báo vui mừng nhận xét: “Tương lai, 9X sẽ có ý thức giao thông tốt…”
(Bài tập Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2007, trang 81)
Trình bày suy nghĩ của anh / chị sau khi đọc mẩu chuyện trên. (Bài viết không quá một trang giấy thi)
Câu 3. (5,0 điểm)
Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam).
----------HẾT----------
Họ và tên học sinh: ……………………………………………… Số báo danh: ……………
Chữ kí của 1 giám thi: …………………………………………………………………………….
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT
-----------(((((----------
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: Ngữ văn; lớp 11 (THPT, GDTX)
(Hướng dẫn có 02 trang)
Câu 1. (2 điểm)
a) Phong cách ngôn ngữ chủ yếu của đoạn thơ: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. (0,25 điểm)
b) Đoạn thơ diễn tả một cách chân thực và rõ nét tâm trạng của nhà thơ: (0,25 điểm)
+ Tình cảm gắn bó máu thịt của nhà thơ đối với cuộc sống quê hương;
+ Nỗi nhớ nhung, thương nhớ quê hương tha thiết; tác giả đang trong dòng hồi ức miên man không dứt …
- Những hình ảnh góp phần diễn tả tâm trạng của tác giả: những trưa hiu quạnh, ruộng đồng quê, lưng cong, bùn hi vọng, những bàn tay, những chiều sương phủ bãi đồng, lúa mềm, tiếng xe lùa nước, giọng hò, … (0,5 điểm)
c) Ý nghĩa của hình ảnh “bàn tay vãi giống”: từ nghĩa đen là bàn tay vãi giống trên đồng ruộng (0,25 điểm) dẫn đến nghĩa bóng là bàn tay gieo sự sống mới cho đời (0,25 điểm).
d) Nêu tên và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ:
*Phép điệp ngữ (điệp từ / lặp từ / lặp từ ngữ / …): đâu những … đâu những … (0,25 điểm)
*Tác dụng: (0,25 điểm)
+ Diễn tả tình cảm gắn bó sâu nặng của tác giả đối với quê hương; những hình ảnh của quê hương giờ chỉ còn nhìn thấy trong tưởng tượng bằng trái tim chất chứa thương nhớ;
+ Câu hỏi đầy trăn trở cứ lặp đi lặp lại phản ánh nỗi nhớ thương, khắc khoải và hoài vọng đau đáu khôn nguôi …
Câu 2. (3,0 điểm)
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: (0,25 điểm)
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị
TRƯỜNG THPT
-----------(((((----------
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: Ngữ văn; LỚP: 11 (THPT, GDTX)
Thời gian làm bài: 120 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (2,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.
Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!
Đâu những lưng cong xuống luống cày
Mà bùn hi vọng nức hương ngây
Và đâu hết những bàn tay ấy
Vãi giống tung trời những sớm mai.
Đâu những chiều sương phủ bãi đồng
Lúa mềm xao xác ở ven sông
Vẳng lên trong tiếng xe lùa nước
Một giọng hò đưa hố não nùng.
(Trích “Nhớ đồng”, Tố Hữu)
a) Xác định phong cách ngôn ngữ chủ yếu của đoạn thơ. (0,25 điểm)
b) Đoạn thơ trên diễn tả tâm trạng gì của nhà thơ ? Những hình ảnh góp phần diễn tả rõ nét tâm trạng ấy. (0,75 điểm)
c) Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “bàn tay vãi giống” trong đoạn thơ trên. (0,5 điểm)
d) Nêu tên và phân tích một phép tu từ có trong đoạn thơ. (0,5 điểm)
Câu 2. (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
[…] Trên các cột đèn tín hiệu ở Bờ hồ Hoàn Kiếm, người ta đã lắp đặt thiết bị mà khi người đi bộ bấm vào nút thì xe cộ sẽ dừng lại để mình đi qua. Thế nhưng, thiết bị ấy hình như chỉ có người nước ngoài sử dụng, còn người mình thì cứ thế mà băng qua đường. Phóng viên đứng quan sát một lúc lâu và tưởng chừng như đã có thể đưa ra nhận xét cuối cùng về thử nghiệm kia, thì một nhóm 9X đã dùng nút bấm đó. Nhà báo vui mừng nhận xét: “Tương lai, 9X sẽ có ý thức giao thông tốt…”
(Bài tập Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2007, trang 81)
Trình bày suy nghĩ của anh / chị sau khi đọc mẩu chuyện trên. (Bài viết không quá một trang giấy thi)
Câu 3. (5,0 điểm)
Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam).
----------HẾT----------
Họ và tên học sinh: ……………………………………………… Số báo danh: ……………
Chữ kí của 1 giám thi: …………………………………………………………………………….
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT
-----------(((((----------
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: Ngữ văn; lớp 11 (THPT, GDTX)
(Hướng dẫn có 02 trang)
Câu 1. (2 điểm)
a) Phong cách ngôn ngữ chủ yếu của đoạn thơ: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. (0,25 điểm)
b) Đoạn thơ diễn tả một cách chân thực và rõ nét tâm trạng của nhà thơ: (0,25 điểm)
+ Tình cảm gắn bó máu thịt của nhà thơ đối với cuộc sống quê hương;
+ Nỗi nhớ nhung, thương nhớ quê hương tha thiết; tác giả đang trong dòng hồi ức miên man không dứt …
- Những hình ảnh góp phần diễn tả tâm trạng của tác giả: những trưa hiu quạnh, ruộng đồng quê, lưng cong, bùn hi vọng, những bàn tay, những chiều sương phủ bãi đồng, lúa mềm, tiếng xe lùa nước, giọng hò, … (0,5 điểm)
c) Ý nghĩa của hình ảnh “bàn tay vãi giống”: từ nghĩa đen là bàn tay vãi giống trên đồng ruộng (0,25 điểm) dẫn đến nghĩa bóng là bàn tay gieo sự sống mới cho đời (0,25 điểm).
d) Nêu tên và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ:
*Phép điệp ngữ (điệp từ / lặp từ / lặp từ ngữ / …): đâu những … đâu những … (0,25 điểm)
*Tác dụng: (0,25 điểm)
+ Diễn tả tình cảm gắn bó sâu nặng của tác giả đối với quê hương; những hình ảnh của quê hương giờ chỉ còn nhìn thấy trong tưởng tượng bằng trái tim chất chứa thương nhớ;
+ Câu hỏi đầy trăn trở cứ lặp đi lặp lại phản ánh nỗi nhớ thương, khắc khoải và hoài vọng đau đáu khôn nguôi …
Câu 2. (3,0 điểm)
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: (0,25 điểm)
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thành Phát
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)