Đề thi HK2

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Như Thuỷ | Ngày 17/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HK2 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT ĐẠI LỘC

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II (NĂM HỌC 2013 - 2014)
Môn: Ngữ Văn 6 (Thời gian: 90 phút)
Họ và tên GV ra đề: Nguyễn Thị Như Thủy
Đơn vị: Trường THCS Phan Bội Châu


MA TRẬN


Mức độ

Chủ để

Nhận biết


Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao Tổng cộng

Văn Lượm
C1.1 – 1,5đ
C1.2 – 1đ

 2,5đ

T.Việt So sánh
C2a.1 – 1 đ
C2a.2 – 0,5đ

 1,5đ

 Câu TT đơn


C2b – 1đ
 1đ

TLV Kể + Tả



C3 – 5 đ 5đ

Cộng
 2,5đ
 1,5đ
 1đ
 5đ 10đ


ĐỂ

Câu1: Chép nguyên văn hai khổ thơ cuối bài thơ Lượm. Cuối bài thơ, tác giả nhắc lại hình ảnh hồn nhiên, trong sáng, vui tươi của Lượm tác dụng gì ? (2,5 đ)
Câu 2: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biểng Đông.
(Cô Tô – Nguyễn Tuân)
a/ Trong đoạn văn trên tác giả sử dụng phép tu từ gì để miêu tả cảnh mặt trời mọc ? Phân tích tác dụng của phép tu từ đó. (1,5 đ)
b/Viết một câu trần thuật đơn có dùng từ “hồng hào”.(1 đ)
Câu 3 Những năm gần đây quê em có rất nhiều đổi mới, hãy viết bài miêu tả về những đổi mới đó.
ĐÁP ÁN
Câu 1:
Chép đúng nguyên văn hai khổ thơ cuối bài Lượm – 1,5đ. Sai hai lỗi chính tả trừ 0,25đ.
Nêu được: Để khẳng định dù Lượm đã hy sinh nhưng hình ảnh của em vẫn còn sống mãi trong lòng mọi người, sống mãi với quê hương, Đất Nước. Lượm bất tử. – 1đ.
Câu 2:
a/ Sử dụng phép so sánh – 1đ. Tác dụng: làm nổi bật được cảnh đẹp trong sáng, rực rỡ, tráng lệ lúc mặt trời mọc trên đảo Cô Tô. – 0,5đ.
b/ Đặt đúng câu trần thuật đơn, có dùng từ “hồng hào”. – 1đ.
Câu 3:
*Yêu cầu của đề
a/ Hình thức:
- HS làm bài về hình thức đảm bảo bố cục, trình bày tốt, có kết hợp kể khi tả.
b/ Nội dung:
- Tả (có kết hợp kể) được những đổi mới của địa phương mình ( như bê tông hoá nông thôn, trường học được xây mới, đời sống người dân tốt hơn: nhiều nhà xây, có nhà cao tâng,..; cơ giới hoá nông nghiệp…)
- Bày tỏ cảm xúc, tình cảm yêu quí, tự hào, … với quê hương.
Tuỳ nội dung và cách diễn đạt của HS, giáo viên linh hoạt ghi điểm phù hợp, lưu ý khích lệ những bài hay, có khả năng quan sát và tưởng tượng tốt, trình bày hay, có cảm xúc.
* Biểu điểm:
Điểm 5: Đảm bảo đầy đủ yêu cầu A và B, sai không quá 3 lỗi diễn đạt
Điểm 4: Đảm bảo tương đối đầy đủ A và B, sai không quá 5 lỗi diễn đạt
Điểm 3: Bài viết ở mức độ trung bình
Điểm 1,2 : Bài viết sơ sài thiếu ý
Điểm 0: Bài viết bỏ giấy trắng.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Như Thuỷ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)