De thi hk1 v

Chia sẻ bởi dương công hiếu | Ngày 26/04/2019 | 63

Chia sẻ tài liệu: de thi hk1 v thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:


SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG PTTH HÙNG VƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MỘT
***** Năm học: 2011-2012 Môn: Văn - Khối 11 cơ bản
Mã đề
001

 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
---------------

Phần 1: Trắc nghiệm (3.0 điểm):

Học sinh kẽ vào tờ bài làm và chọn câu trả lời đúng nhất điền vào bảng theo mẫu sau:

Mã đề
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

001
Đáp án














Câu 1: Nhận xét nào sau đây nêu đúng về yêu cầu của một bài văn nghị luận ?
A. Kể về diễn biến của sự việc , con người một cách hấp dẫn .
B. Đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng giàu sức thuyết phục .
C. Tái hiện sự việc , con người, sự vật một cách sinh động .
D. Bày tỏ những tình cảm , cảm xúc chân thành có sức lay động .
Câu 2: Văn bản « Chiếu cầu hiền » được viết trong khoảng thời gian nào ?
A. Trước năm 1788, lúc triều đình phong kiến Lê- Trịnh sắp sụp đổ.
B. Tất cả đều sai .
C. Khoảng 1788-1789, lúc Tây Sơn vừa thu phục Thăng Long , hoàn toàn thay thế triều Lê-Trịnh.
D. Lúc Quang Toản vừa nối ngôi Quang Trung .
Câu 3: Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí là :
A. Tính thông tin thời sự - Tính ngắn gọn –tính hàm súc
B. Tính thông tin thời sự - Tính sinh động, hấp dẫn –Tính hàm súc .
C. Tính hàm súc –Tính ngắn gọn – Tính sinh động, hấp dẫn .
D. Tính thông tin thời sự - Tính ngắn gọn - Tính sinh động, hấp dẫn.
Câu 4: Câu nào dưới đây đánh giá đúng về chất lượng văn học Việt Nam đến khoảng năm 1945?
A. Chưa thực sự hiện đại nhưng có thể hoà nhập vào nền văn học của thế giới.
B. Thực sự hiện đại nhưng chưa thể hoà nhập vào nền văn học thế giới.
C. Chưa thực sự hiện đại, là bước giao thời cho công cuộc hiện đại hoá văn học.
D. Thực sự hiện đại có thể hoà nhập với nền văn học thế giới.
Câu 5: Dòng nào sau đây không thể hiện chính xác ý nghĩa của chuyến tàu đêm đối với tất cả người dân phố huyện (Trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam)?
A. Là hoạt động cuối cùng đầy ánh sáng và âm thanh của đêm khuya.
B. Gợi nhớ một quá khứ xa xăm sáng rực, lấp lánh và huyên náo.
C. Là niềm hi vọng về một cái gì tươi sáng hơn cuộc sống nghèo khổ hằng ngày.
D. Một thế giới khác hẳn đối với vầng sáng của những ngọn đèn và ánh lửa của phố huyện.
Câu 6: Vũ Trọng Phụng có bút danh là gì?
A. Tây Hồ. B. Sào Nam. C. Thiên Hư. D. Nhất Linh.

Câu 7: Dòng nào sau đây nói đúng nhất nội dung bài thơ “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến?
A. Sự cô quạnh của cõi lòng nhà thơ khi mùa thu đã về.
B. Cảnh đẹp điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam và tâm sự thời thế của tác giả.
C. Cảnh đẹp phảng phất nỗi buồn của mùa thu vùng đồng bằng Bắc Bộ.
D. Ca ngợi thú câu cá thanh cao, tao nhã của nhà nho ở vùng nông thôn.
Câu 8: Hình tượng đội quân áo vải trong « Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc »được khắc họa bằng bút pháp :
A. Ước lệ. B. Lí tưởng hóa. C. Lãng mạn. D. Hiện thực.
Câu 9: Những câu thơ dưới đây, từ “lửa” nào được sử dụng theo sự sáng tạo so với ngôn ngữ chung?
A. Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông. B. Một bếp lửa ấp iu nồng đượm.
C. Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn. D. Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Câu 10: Thao tác chia nhỏ đối tượng thành từng bộ phận để xem xét rồi tổng hợp lại nhằm phát hiện ra bản chất của đối tượng, là thao tác lập luận nào?
A. So sánh. B. Bác bỏ. C. Phân tích. D. Bình luận.
Câu 11:Vì sao Huấn Cao đồng ý cho chữ viên quản ngục ?
A. Vì Huấn Cao cảm động trước tấm lòng biệt nhỡn liên tài và sở thích cao quí
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: dương công hiếu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)