Đề thi HK II và đáp án GDCD 12 - Đề số 1

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Ái | Ngày 27/04/2019 | 125

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HK II và đáp án GDCD 12 - Đề số 1 thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH
TỔ: GDCD - TD- QP - TIN
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 - LỚP 12
Năm học 2008-2009

ĐỀ RA

Câu 1. (6đ)
Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân được pháp luật quy định như thế nào? Hãy nêu những ưu điểm và hạn chế cơ bản nhất của dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp?

Câu 2 (4đ)
Trình bày nội dung, ý nghĩa của quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân? Học sinh THPT có quyền được hưởng quyền sáng tạo không? Vì sao? Cho ví dụ?



























ĐÁP ÁN
Câu 1
Nội dung
Biểu điểm


VĐ1: Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân được pháp luật quy định như thế nào?
* Nêu được khái niệm quyền bầu cử và ứng cử...
Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó , nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước .

* Nêu được quy định của Pháp luật về những trường hợp được bầu, ứng cử
Mọi công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc Hội , Hội đồng nhân dân.

* Nêu được các trường hợp không được bầu, ứng cử theo luật định:
­ Những trường hợp không được thực hiện quyền bầu cử gồm: người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang phải chấp hành hình phạt tù ; người mất năng lực hành vi dân sự;…
­ Những trường hợp không được thực hiện quyền ứng cử: Những người thuộc diện không được thực hiện quyền bầu cử; người đang bị khởi tố về hình sự; người đang phải chấp hành bản án, quyết định của Tòa án; người đã chấp hành xong bản án, quyết định của Tòa án nhưng chưa được xóa án ; người đang chấp hành quyết định xử lí hành chính về giáo dục hoặc đang bị quản chế hành chính.

* Nêu được cách thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân:
­ Quyền bầu cử của công dân thực hiện theo các nguyên tắc: bầu cử phổ thông, bình đẳng , trực tiếp và bỏ phiếu kín.
­ Quyền ứng cử của công dân được thực hiện theo hai con đường: tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử.

* Nêu được cách thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các đại biểu và cơ quan quyền lực nhà nước- cơ quan đại biểu của nhân dân:
Thứ nhất các đại biểu nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với các cử tri.
Thứ hai, các đại biểu nhân dân chịu trách nhiệm trước nhân dân và chịu sự giám sát của cử tri.

VĐ2: Hãy nêu những ưu điểm và hạn chế cơ bản nhất của dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp?

* Nêu được khái niệm của hai hình thức dân chủ
+ Dân chủ trực tiếp là một hình thức thực hiện dân chủ mà theo đó các thành viên trong xã hội tự bàn bạc và quyết định công việc của chính mình
+ Dân chủ gián tiếp là hình thức thực hiện dân chủ mà theo đó các thành viên trong xã hội bầu ra các đại diện và giao cho họ trách nhiệm thay mặt mình bàn bạc và quyết định các công việc chung

* Nêu được ưu diểm và hạn chế cơ bản của hai hình thức dân chủ:
- Dân chủ trực tiếp
+ Ưu điểm: cử tri được bàn bạc trực tiếp để đi đến thống nhất các quyết sách, chương trình hành động trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội...theo biểu quyết đa số. Mọi công dân bình đẳng, không phân biệt giới tính, tôn giáo, địa vị xã hội...; tập trung được nhiều ý kiến hay, quý báu từ nhân dân để Đảng, Nhà nước xây dựng Luật, các chính sách; Phát huy được tinh thần tự quản của nhân dân. Mang tính quần chúng rộng rãi
+ Hạn chế: Phạm vi hẹp, chỉ ở tầm vi mô, ban đầu. Phụ thuộc vào trình độ nhận thức của người dân

- Dân chủ gián tiếp:
+ Ưu điểm: Nhân dân được làm chủ thông qua người đại diện nên phạm vi được bao quát toàn bộ lãnh thổ từ địa phương đến trung ương, trên mọi lĩnh vực.
+ Hạn chế: Nguyện vọng của nhân dân không được phản ánh trực tiếp nên phụ thuộc nhiều vào khả năng của người đại diện.
Do đó, cần
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Ái
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)