Đề thi HK II môn Sử (09-10)
Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Việt |
Ngày 17/10/2018 |
34
Chia sẻ tài liệu: Đề thi HK II môn Sử (09-10) thuộc Lịch sử 8
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ MỸ THO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2009 - 2010
TRƯỜNG THCS LÊ NGỌC HÂN MÔN: LỊCH SỬ 8
Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề)
Ngày thi: ngày 10 tháng 5 năm 2010
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 1:
Vẽ sơ đồ và nhận xét về bộ máy cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX?
Câu 2:
Trình bày nội dung các đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX?
Câu 3:
Khởi nghĩa Yên Thế có điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa khác cùng thời?
Câu 4:
Nêu những tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam
---------------------------------------------------------------------HẾT------------------------------------------------------------------------
ĐÁP ÁN
Câu 1:
Liên bang Đông Dương
(Toàn quyền Đông Dương)
Bắc Kì
(Thống sứ)
Trung Kì
(Khâm sứ)
Nam Kì
(Thống đốc)
Lào
(Khâm sứ)
Cam-pu-chia
(Khâm sứ)
Bộ máy chính quyền cấp Kì (người Pháp)
Bộ máy chính quyền cấp Tỉnh, Huyện (người Pháp + bản xứ)
Bộ máy chính quyền cấp Xã, Thôn (người bản xứ)
Câu 2: Nội dung các đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam cuối TK XIX
-Năm 1868 Nguyễn Huy Tế và Trần Đình Túc xin mở cửa biển Trà Lý (Nam Định)
-Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh khai khẩn đất hoang, khai mỏ,…
-Năm 1872 Viện Thương Bạc xin mở 3 cửa biển ở miền Bắc và miền Trung
-Từ 1863- 1871 Nguyễn Trường Tộ gửi 30 bản điều trần, đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương nghiệp, mở rộng ngoại giao
-1877 và 1882 Nguyễn Lộ Trạch dâng 2 bản “Thời vụ sách”
Câu 3:
-Là cuộc khởi nghĩa lớn nhất, quyết liệt nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất từ khi Pháp xâm lược nước ta đến những năm đẩu TK XX
-Có thời gian tồn tại lâu nhất gần 30 năm (1884 – 1913)
-Không chịu sự chi phối của tư tưởng Cần vương mà là phong trào đấu tranh tự phát của nông dân để tự vệ, bảo vệ quyền lợi, giữ đất, giữ làng
-Nghĩa quân Yên Thế còn liên hệ với các sĩ phu yêu nước theo xu hướng mới như: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh
Câu 4:
*Các vùng nông thôn:
-Giai cấp địa chủ phong kiến: Là tai sai, là chỗ dựa cho thực dân Pháp, có 1 bộ phận nhỏ yêu nước.
-Nông dân: bị bần cùng hóa, mất đất, không lối thoát -> họ căm ghét thực dân Pháp và phong kiến, sẵn sàng đứng lên đấu tranh giành lấy tự do và no ấm.
*Đô thị phát triển, xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới:
-Cuối tk XIX – đầu tk XX, nhiều đô thị ra đời và phát triển
-Tầng lớp tư sản xuất hiện bị Pháp chèn ép, không dám mạnh dạn đấu tranh
-Tầng lớp tiểu tư sản thành thị: tiểu thương, tiểu chủ, trí thức, học sinh sinh viên,…cuộc sống bấp bênh. Họ sẵn sàng tham gia cách mạng
-Giai cấp công nhân: ra đời đầu tk XX, đời sống khốn khổ, có tinh thần cách mạng triệt để
*Xuất hiện xu hướng cứu nước mới: Cách mạng dân chủ tư sản
TRƯỜNG THCS LÊ NGỌC HÂN MÔN: LỊCH SỬ 8
Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề)
Ngày thi: ngày 10 tháng 5 năm 2010
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 1:
Vẽ sơ đồ và nhận xét về bộ máy cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX?
Câu 2:
Trình bày nội dung các đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX?
Câu 3:
Khởi nghĩa Yên Thế có điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa khác cùng thời?
Câu 4:
Nêu những tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam
---------------------------------------------------------------------HẾT------------------------------------------------------------------------
ĐÁP ÁN
Câu 1:
Liên bang Đông Dương
(Toàn quyền Đông Dương)
Bắc Kì
(Thống sứ)
Trung Kì
(Khâm sứ)
Nam Kì
(Thống đốc)
Lào
(Khâm sứ)
Cam-pu-chia
(Khâm sứ)
Bộ máy chính quyền cấp Kì (người Pháp)
Bộ máy chính quyền cấp Tỉnh, Huyện (người Pháp + bản xứ)
Bộ máy chính quyền cấp Xã, Thôn (người bản xứ)
Câu 2: Nội dung các đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam cuối TK XIX
-Năm 1868 Nguyễn Huy Tế và Trần Đình Túc xin mở cửa biển Trà Lý (Nam Định)
-Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh khai khẩn đất hoang, khai mỏ,…
-Năm 1872 Viện Thương Bạc xin mở 3 cửa biển ở miền Bắc và miền Trung
-Từ 1863- 1871 Nguyễn Trường Tộ gửi 30 bản điều trần, đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương nghiệp, mở rộng ngoại giao
-1877 và 1882 Nguyễn Lộ Trạch dâng 2 bản “Thời vụ sách”
Câu 3:
-Là cuộc khởi nghĩa lớn nhất, quyết liệt nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất từ khi Pháp xâm lược nước ta đến những năm đẩu TK XX
-Có thời gian tồn tại lâu nhất gần 30 năm (1884 – 1913)
-Không chịu sự chi phối của tư tưởng Cần vương mà là phong trào đấu tranh tự phát của nông dân để tự vệ, bảo vệ quyền lợi, giữ đất, giữ làng
-Nghĩa quân Yên Thế còn liên hệ với các sĩ phu yêu nước theo xu hướng mới như: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh
Câu 4:
*Các vùng nông thôn:
-Giai cấp địa chủ phong kiến: Là tai sai, là chỗ dựa cho thực dân Pháp, có 1 bộ phận nhỏ yêu nước.
-Nông dân: bị bần cùng hóa, mất đất, không lối thoát -> họ căm ghét thực dân Pháp và phong kiến, sẵn sàng đứng lên đấu tranh giành lấy tự do và no ấm.
*Đô thị phát triển, xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới:
-Cuối tk XIX – đầu tk XX, nhiều đô thị ra đời và phát triển
-Tầng lớp tư sản xuất hiện bị Pháp chèn ép, không dám mạnh dạn đấu tranh
-Tầng lớp tiểu tư sản thành thị: tiểu thương, tiểu chủ, trí thức, học sinh sinh viên,…cuộc sống bấp bênh. Họ sẵn sàng tham gia cách mạng
-Giai cấp công nhân: ra đời đầu tk XX, đời sống khốn khổ, có tinh thần cách mạng triệt để
*Xuất hiện xu hướng cứu nước mới: Cách mạng dân chủ tư sản
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Đức Việt
Dung lượng: 18,97KB|
Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)