ĐỀ THI HK II KHỐI 10 VÀ ĐÁP ÁN

Chia sẻ bởi Đinh Quang Phương | Ngày 26/04/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HK II KHỐI 10 VÀ ĐÁP ÁN thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRUNG TÂM GDTX CÁI BÈ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010 – 2011
Môn: NGỮ VĂN LỚP 10 (HỆ GDTX)
Chương trình chuẩn
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 01 trang, gồm 03 câu.
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 1: (2 điểm)
Thế nào là phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ? (1 điểm)
Tìm và phân tích phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ trong câu thơ sau: (1điểm)

"Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"
(Hoàng Trung Thông)

Câu 2: (3 điểm)
a. Ghi lại bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (1 điểm)
b. Nêu ý nghĩa hai câu thơ của Nguyễn Trãi: (2 điểm)
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
(Bảo kính cảnh giới-bài 43)

Câu 3: (5 điểm)
Anh (chị) hãy tưởng tượng mình là nhân vật Mỵ Châu để kể lại truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu-Trọng Thủy .



...……………………............................. Hết .........................................................................


Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:.............................................; Số báo danh................................




SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG
TRUNG TÂM GDTX CÁI BÈ


 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 (HỆ GDTX)
HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010 – 2011


CÂU 1: (2 điểm).
Khái niệm phép tu từ ẩn dụ , hoán dụ (1 điểm):
* Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày khác nhau nhưng cần nêu được các ý sau:
Ẩn dụ: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác, dựa trên nét trên sự liên tưởng giống nhau (sự liên tưởng tương đồng) của hai đối tượng bằng so so sánh ngầm, thường có sự chuyển trường nghĩa (0.5điểm).
Hoán dụ: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác, dựa trên nét trên sự liên tưởng gần gũi (liên tưởng kề cận) của hai đối tượng mà không so sánh, không có chuyển đổi trường nghĩa mà cùng trong một nghĩa (0.5 điểm).
Tìm và phân tích phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ (1 điểm):
“Bàn tay ta” : hoán dụ
“Sỏi đá, cơm”: ẩn dụ
+ "Bàn tay ta”: chỉ người lao động, và sức mạnh lao động cải tạo thiên nhiên, xã hội của con người (0.25 điểm)
+ "Sỏi đá": chỉ sự khó khăn, gian khổ, hoàn cảnh khắc nghiệt. (0,25đ)
+ "Cơm": chỉ sự thành công, chỉ thành quả lao động xứng đáng khi con người cố gắng vượt qua gian khổ. (0.25đ)
CÂU 2: (2 điểm).
a. Ghi lại bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1 điểm):
Chép đúng bài thơ: 1 điểm
Chép sai 02 từ hoặc thiếu 1 câu: trừ 0.5 điểm
Sai 02 lỗi chính trả: trừ 0.25 điểm
Sai 04 lỗi chính tả: trừ 0.5 điểm
Chép sai, đảo vị trí 02 câu thơ: 0 điểm
b. Nêu ý nghĩa hai câu thơ của Nguyễn Trãi: (2 điểm)
- Ước mơ đất nước được thanh bình, nhân dân được sống ấm no, hạnh phúc (1điểm)
- Tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc của nhà thơ (1 điểm)
*Ghi chú: Học sinh có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau, GV cần căn cứ vào ý cơ bản để cho các biểu điểm.
CÂU 3: (5 điểm).
I. YÊU CẦU CHUNG:
- Thể loại : Văn tự sự
- Nội dung: Kể lại truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy bằng ngôi thứ nhất (nhập vai Mị Châu ).
- Tư liệu : Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy .


II. YÊU CẦU CỤ THỂ :
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- HS nắm kĩ năng làm bài văn tự sự.
- Bố cục đủ 3 phần: Mở truyện, Thân truyện, Kết truyện.
- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.
- Hạn chế lỗi dùng từ, đặt câu, chữ viêt rõ ràng, không sai chính tả.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Quang Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)