Đề Thi HK I
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Nghị |
Ngày 16/10/2018 |
50
Chia sẻ tài liệu: Đề Thi HK I thuộc Địa lí 7
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD – ĐT HỒNG NGỰ
TRƯỜNG THCS THƯỜNG THỚI HẬU A
ĐỀ THAM KHẢO KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2009 – 2010
Môn : Địa Lí 7
Thời gian : 45 phút (không kể thời gian phát đề )
Giáo viên ra đề : Nguyễn Thị Quế
TỰ LUẬN : (10 điểm )
CÂU 1 : (1 điểm )
Em hãy nêu tên các kiểu môi trường ở đới nóng ?
(SGK Địa Lí 7, trang 18 , Nhà Xuất bản Giáo dục, năm xuất bản 2003 )
CÂU 2 : (1,5 điểm )
Sự gia tăng dân số quá mức dẫn đến hậu quả gì ?
(SGK Địa Lí 7, trang 33 , Nhà Xuất bản Giáo dục, năm xuất bản 2003 )
CÂU 3 : (3 điểm )
Thực vật và động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn như thế nào ?
(SGK Địa Lí 7, trang 63 , Nhà Xuất bản Giáo dục, năm xuất bản 2003 )
CÂU 4 : (1,5 điểm )
Những nguyên nhân xã hội nào đã kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội của Châu Phi ?
(SGK Địa Lí 7, trang 92, Nhà Xuất bản Giáo dục, năm xuất bản 2003 )
Câu 5: (3 điểm)
Tại sao nói “Thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn và đa dạng” ? Hiện nay trên thế giới có các đại dương nào bao quanh các lục địa ?
(SGK Địa Lí 7, trang 81, Nhà Xuất bản Giáo dục, năm xuất bản 2003 )
……………………Hết………………….
( Đề này có 1 trang )
Duyệt của BGH GVBM
Nguyễn Thị Quế
ĐÁP ÁN
Câu 1: Các kiểu môi trường ở đới nóng:
Gồm bốn kiểu môi trường:
Môi trường xích đạo ẩm. (0,25 điểm)
Môi trường nhiệt đới (0,25 điểm)
Môi trường nhiệt đới gió mùa . (0,25 điểm)
Môi trường hoang mạc. (0,25 điểm)
Câu 2: Sự gia tăng dân số quá mức dẫn đến hậu quả:
Nền kinh tế nhiều nước chậm phát triển. (0,5 điểm)
Đời sống khó khăn, nghèo đói. (0,5 điểm)
Ô nhiễm môi trường và bệnh tật. (0,5 điểm)
Câu 3: Thực vật và động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn:
Bằng cách tự hạn chế sự thoát nước, đồng thời tăng cường dự trữ nước, dự trữ chất dinh dưỡng trong cơ thể. (1 điểm)
Riêng thực vật: Lá biến thành gai hay lá bọc sáp để hạn chế sự thoát hơi nước (Cây xương rồng là loài cây dự trữ nước trong thân.). (1 điểm)
Động vật: Vùi mình trong cát hoặc các hốc đá chúng chỉ kiếm ăn vào ban đêm. Linh Dương, Lạc Đà….sống được nhờ có khả năng chịu đói khát và đi xa tìm thức ăn, nước uống. (1 điểm)
CÂU 4 : Những nguyên nhân xã hội đã kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội của Châu Phi:
Sự bùng nổ dân số, xung đột tộc người. (0,5 điểm)
Đại dịch AIDS. (0,5điểm)
Sự can thiệp của nước ngoài. (0,5điểm)
Câu 5: “ Thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn và đa dạng ”
* Rộng lớn vì: Con người có mặt và sinh sống khắp mọi nên trên Trái Đất, trên tất cả các châu lục, các đảo, vươn lên tới tầng cao của khí quyển và xuống tận đến thềm lục địa. (1 điểm)
* Đa dạng vì: Thế giới có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau về chế độ kinh tế, chính trị, xã hội. (1 điểm)
* Hiện nay trên thế giới có các đại dương bao quanh các lục địa
Thái Bình Dương. (0,25 điểm)
Đại Tây Dương. (0,25 điểm)
Ấn Độ Dương. (0,25điểm)
Bắc Băng Dương. (0,25điểm)
……………………..Hết………………………
(Học sinh có thể diễn đạt theo cách khác, nhưng nếu đúng, logic thì vẫn hưởng trọn số điểm )
TRƯỜNG THCS THƯỜNG THỚI HẬU A
ĐỀ THAM KHẢO KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2009 – 2010
Môn : Địa Lí 7
Thời gian : 45 phút (không kể thời gian phát đề )
Giáo viên ra đề : Nguyễn Thị Quế
TỰ LUẬN : (10 điểm )
CÂU 1 : (1 điểm )
Em hãy nêu tên các kiểu môi trường ở đới nóng ?
(SGK Địa Lí 7, trang 18 , Nhà Xuất bản Giáo dục, năm xuất bản 2003 )
CÂU 2 : (1,5 điểm )
Sự gia tăng dân số quá mức dẫn đến hậu quả gì ?
(SGK Địa Lí 7, trang 33 , Nhà Xuất bản Giáo dục, năm xuất bản 2003 )
CÂU 3 : (3 điểm )
Thực vật và động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn như thế nào ?
(SGK Địa Lí 7, trang 63 , Nhà Xuất bản Giáo dục, năm xuất bản 2003 )
CÂU 4 : (1,5 điểm )
Những nguyên nhân xã hội nào đã kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội của Châu Phi ?
(SGK Địa Lí 7, trang 92, Nhà Xuất bản Giáo dục, năm xuất bản 2003 )
Câu 5: (3 điểm)
Tại sao nói “Thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn và đa dạng” ? Hiện nay trên thế giới có các đại dương nào bao quanh các lục địa ?
(SGK Địa Lí 7, trang 81, Nhà Xuất bản Giáo dục, năm xuất bản 2003 )
……………………Hết………………….
( Đề này có 1 trang )
Duyệt của BGH GVBM
Nguyễn Thị Quế
ĐÁP ÁN
Câu 1: Các kiểu môi trường ở đới nóng:
Gồm bốn kiểu môi trường:
Môi trường xích đạo ẩm. (0,25 điểm)
Môi trường nhiệt đới (0,25 điểm)
Môi trường nhiệt đới gió mùa . (0,25 điểm)
Môi trường hoang mạc. (0,25 điểm)
Câu 2: Sự gia tăng dân số quá mức dẫn đến hậu quả:
Nền kinh tế nhiều nước chậm phát triển. (0,5 điểm)
Đời sống khó khăn, nghèo đói. (0,5 điểm)
Ô nhiễm môi trường và bệnh tật. (0,5 điểm)
Câu 3: Thực vật và động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn:
Bằng cách tự hạn chế sự thoát nước, đồng thời tăng cường dự trữ nước, dự trữ chất dinh dưỡng trong cơ thể. (1 điểm)
Riêng thực vật: Lá biến thành gai hay lá bọc sáp để hạn chế sự thoát hơi nước (Cây xương rồng là loài cây dự trữ nước trong thân.). (1 điểm)
Động vật: Vùi mình trong cát hoặc các hốc đá chúng chỉ kiếm ăn vào ban đêm. Linh Dương, Lạc Đà….sống được nhờ có khả năng chịu đói khát và đi xa tìm thức ăn, nước uống. (1 điểm)
CÂU 4 : Những nguyên nhân xã hội đã kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội của Châu Phi:
Sự bùng nổ dân số, xung đột tộc người. (0,5 điểm)
Đại dịch AIDS. (0,5điểm)
Sự can thiệp của nước ngoài. (0,5điểm)
Câu 5: “ Thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn và đa dạng ”
* Rộng lớn vì: Con người có mặt và sinh sống khắp mọi nên trên Trái Đất, trên tất cả các châu lục, các đảo, vươn lên tới tầng cao của khí quyển và xuống tận đến thềm lục địa. (1 điểm)
* Đa dạng vì: Thế giới có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau về chế độ kinh tế, chính trị, xã hội. (1 điểm)
* Hiện nay trên thế giới có các đại dương bao quanh các lục địa
Thái Bình Dương. (0,25 điểm)
Đại Tây Dương. (0,25 điểm)
Ấn Độ Dương. (0,25điểm)
Bắc Băng Dương. (0,25điểm)
……………………..Hết………………………
(Học sinh có thể diễn đạt theo cách khác, nhưng nếu đúng, logic thì vẫn hưởng trọn số điểm )
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Nghị
Dung lượng: 33,00KB|
Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)