ĐỀ THI HK
Chia sẻ bởi Tống Huy Tâm |
Ngày 17/10/2018 |
27
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HK thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN, HỌC KÌ 1, LỚP 6
Đề số 2 (Thời gian làm bài: 90 phút)
A. MA TRẬN (BẢNG HAI CHIỀU)
Mỗi câu trắc nghiệm 0, 25 điểm.
Câu tự luận 13 được 7 điểm.
1
B. NỘI DUNG ĐỀ
I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu 0, 25 điểm)
Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Truyện nào sau đây là truyện ngụ ngôn?
A. Sọ dừa
B. Ông lão đánh cá và con cá vàng
C. Đeo nhạc cho mèo
D. Lợn cưới, áo mới
2. Nghệ thuật nổi bật nhất của truyện cười là gì?
A. Kể chuyện hấp dẫn
B. Tạo tình huống gây cười
C. Xây dựng nhân vật
D. Xây dựng ngôn ngữ đối thoại
3. Dòng nào dưới đây nêu đặc điểm nổi bật của truyền thuyết?
A. Nhân vật là thần, thánh hoặc người anh hùng
B. Những chuyện xa xưa được truyền miệng từ đời này sang đời khác
C. Những chuyện tưởng tượng có liên quan đến các nhân vật lịch sử
D. Những chuyện chân thực về lịch sử của dân tộc
4. Từ nào dưới đây điền vào cả hai chỗ trống của đoạn văn sau là phù hợp
nhất ?
“Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ nhất
kinh kỳ, chưa bao giờ và chưa ở đâu có một lễ cưới …………như thế.”
A. sôi nổi
B. sôi động
C. tưng bừng
D. đông đúc
2
5. Trong các câu sau, câu nào mắc lỗi lặp từ ?
A. Cây tre Việt Nam, cây tre xanh nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung,
can đảm.
B. Người ta sinh ra tự do bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn
được tự do bình đẳng về quyền lợi.
C. Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người lớn lên.
D. Truyện Thạch Sanh là một truyện hay nên em rất thích truyện
Thạch Sanh.
* Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi (từ 6 đến 12).
Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng
ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một
đứa con. Một hôm bà ra đồng, trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn
chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà, bà
thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ
chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết
nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.
(Trích Thánh Gióng, Ngữ văn 6, tập 1)
6. Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì?
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
7. Ý nào nêu chính xác nội dung đoạn văn trên?
A. Sự ra đời của Gióng
B. Sự kỳ lạ của Gióng
C. Hoàn cảnh gia đình Gióng
D. Giai đoạn lịch sử khi Gióng được sinh ra
3
8. Chi tiết nào dưới đây là chi tiết kỳ ảo?
A. Hai ông bà ao ước có một đứa con
B. Bà lão đặt chân lên vết chân lạ liền mang thai
C. Bà sinh được một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô
D. Đứa trẻ lên ba vẫn chưa biết nói
9. Truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rõ quan niệm gì của nhân dân?
A. Quan niệm về người anh hùng xuất thân từ nhân dân
B. Quan niệm về nguồn gốc làm nên sức mạnh
C. Quan niệm về tình đoàn kết gắn bó
D. Quan niệm về sức mạnh của vũ khí giết giặc
10. Từ nào dưới đây không phải từ Hán Việt?
A. chăm chỉ
B. khôi ngô
B. tuấn tú
C. phúc đức
11. Trong các cụm từ sau, đâu là cụm động từ?
A. đời Hùng Vương thứ sáu
B. hai vợ chồng ông lão
C. chăm chỉ làm ăn
D.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Tống Huy Tâm
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)