ĐỀ THI GVDG HUYỆN

Chia sẻ bởi Lê Thị Hải Châu | Ngày 12/10/2018 | 132

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI GVDG HUYỆN thuộc Đọc diễn cảm

Nội dung tài liệu:


PHÒNG GD&ĐT TÂN KỲ
LIÊN TRƯỜNG THCS
KỲ THI CHỌN GV DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG
Năm học 2011-2012


Đề thi lý thuyết môn: Âm Nhạc


(Đề gồm có 01 trang)

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)



Câu1(2,0đ)
Hãy nêu các phương pháp dạy học Âm nhạc. Trong quá trình dạy phân môn lý
thuyết Âm nhạc cơ bản cần sử dụng những phương pháp nào? Lấy ví dụ minh hoạ
cho từng phương pháp.

Câu 2(2,0đ)
Thế nào là giọng cùng tên? Hãy cho ví dụ?
Câu3(1,5đ)

Trong phần Nhạc lí có mấy loại quan hệ họ hàng? Nêu ngắn gọn từng loại quan hệ họ hàng đó?

Câu4(1,5đ)
Thế nào là hợp âm bảy át? Hãy thành lập hợp âm bảy át của giọng fa thứ?
Câu 5(3,0đ)
Xác định tên gọi và tính chất các quãng là trưởng, Thứ, đúng, tăng, giảm.

................HẾT.................

Họ và tên giáo viên dự thi: ..................................................... SBD:................





PHÒNG GD&ĐT TÂN KỲ
LIÊN TRƯỜNG THCS
KỲ THI CHỌN GV DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG
Năm học 2011-2012


Đáp án Đề thi lý thuyết môn: Âm nhạc

(Đáp án gồm có 02 trang)
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)



Câu1(2,0đ):
* Nêu các phương pháp dạy học âm nhạc: (0,5đ)
1. Phương pháp trình bày tác phẩm
2. phương pháp thực hành, luyện tập
3. Phương pháp dùng lời
4. Phương pháp trực quan
5. Phương pháp kiểm tra, đánh giá
* Trong khi dạy phân môn nhạc lý cơ bản ta cần sử dụng các phương pháp sau(0,5đ)
+ Phương pháp dùng lời
+ Phương pháp trực quan
+ phương pháp thực hành, luyện tập
+ Phương pháp kiểm tra, đánh giá
*Lấy ví dụ minh hoạ (1.0đ)
Ví dụ 1:
Khi dạy khái niệm về nhịp 3/4 ta sử dụng phương pháp dùng lời để nêu khái niệm về nhịp 3/4, sau khi nêu khái niệm giáo viên cần phải giải thích cho học sinh hiểu
Ví dụ 2:
Sau khi nêu khái niệm giáo viên cần sử dụng phương pháp trực quan; cho học sinh nghe một giai điệu quen thuộc về nhịp 3/4 và giải thích cho học sinh hiểu sâu hơn về nhịp 3/4
Ví dụ 3:
Khi học sinh đã nắm được khái niệm về nhịp 3/4 giáo viên cần sử dụng phương pháp thực hành, luyện tập:
- Cho học sinh xướng âm một vài câu nhạc đơn giản về nhịp 3/4
- Cho học sinh viết 3-4 ô nhịp về nhịp 3/4
Khi học sinh làm xong bài tập giáo viên sử dụng phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả bài tập của học sinh.

Câu 2(2,0 đ):
Thế nào là giọng cùng tên? Hãy cho ví dụ?
Giọng cùng tên là một giọng trưởng và một giọng thứ có cùng âm chủ nhưng khác hóa biểu.
Ví dụ: Đô trưởng và giọng đô thứ.
 
Câu3: (1,5đ)
- Có mấy loại quan hệ họ hàng? Nêu ngắn gọn từng loại quan hệ họ hàng.
* Có 3loại quan hệ họ hàng đó là :
+ Quan hệ song song (một giọng trưởng và một giọng thứ có hoá biểu giống nhau )
+ Quan hệ cùng tên ( một giọng trưởng và một giọng thứ có cùng âm chủ )
+ Quan hệ diatonic : ( Từ một giọng trưởng hay một giọng thứ , các giọng có hợp âm chủ xây dựng trên các bậc của giọng gốc đó là những giọng có quan hệ họ hàng gần với giọng gốc ).

Câu4(1,5đ) Thế nào là hợp âm bảy át? Hãy thành lập hợp âm bảy át của giọng fa thứ?
- Hợp âm bảy át là hợp âm bảy được thành lập trên bậc Vcủa một giọng (0,5đ)
- Thành lập hợp âm bảy át của giọng Fmoll:

Câu 5(3đ)
Xác định tên gọi và tính chất các quãng là trưởng, Thứ, đúng, tăng, giảm.




* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Hải Châu
Dung lượng: 62,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)