DE THI GK II 09-10

Chia sẻ bởi Trương Quang Phú | Ngày 10/10/2018 | 54

Chia sẻ tài liệu: DE THI GK II 09-10 thuộc Địa lí 5

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẤT BẰNG
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II ( 2009 – 2010 )
Môn: Tiếng Việt - Lớp 5
Thời gian: … phút


A. PHẦN ĐỌC: (10 điểm)
I/ Đọc thành tiếng: (5 điểm)
Giáo viên kết hợp kiểm tra vào các tiết ôn tập. HS bốc thăm một trong các bài tập đọc và bài học thuộc lòng. (HS đọc 01 đoạn và trả lời câu hỏi có nội dung liên quan đến đoạn đó)
Người công dân số Một (SGK Tiếng Việt 5 tập 2 – trang 4; 10)
Thái sư Trần Thủ Độ (SGK Tiếng Việt 5 tập 2 – trang 15)
Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng (SGK Tiếng Việt 5 tập 2 – trang 20)
Trí dũng song toàn (SGK Tiếng Việt 5 tập 2 – trang 25)
Tiếng rao đêm (SGK Tiếng Việt 5 tập 2 – trang 30)
Cao Bằng (SGK Tiếng Việt 5 tập 2 – trang 41)
Phong cảnh đền Hùng (SGK Tiếng Việt 5 tập 2 – trang 68)
Nghĩa thầy trò (SGK Tiếng Việt 5 tập 2 – trang 79)
II/ Đọc thầm: (5 điểm)
Đọc thầm bài “Phân xử tài tình” Sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập hai (Trang 46)
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh tròn vào chữ cái ghi trước đáp án đúng nhất.
Câu 1: Hai người đàn bà đến công đường để nhờ quan phân xử việc gì?
Phân xử xem ai là người tốt.
Phân xử xem bán vải tốt hay vải xấu.
Phân xử xem miếng vải của ai.
Câu 2: Quan đã dùng biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp mảnh vải.
Buộc người lấy cắp phải khai nhận.
Quan cho cắt tấm vải làm đôi chia mỗi người một nửa.
Quan xử án theo phán đoán riêng của bản thân.
Câu 3: Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là kẻ cắp?
Vì tấm vải ấy không phải là của mình nên người ấy không khóc vì không thấy tiếc của.
Vì người đó không chân thật.
Vì người đó không thích có tấm vải.
Câu 4: Quan tìm kẻ trộm lấy tiền trong chùa bằng cách nào?
Quan cho mỗi người cầm một nắm thóc đã ngâm nước vừa chạy đàn vừa niệm phật.
Quan nói rằng đức phật rất thiêng sẽ làm cho thóc trong tay kẻ ăn cắp nảy mầm.
Cả hai ý trên.
Câu 5: Vì sao quan lại dùng cách cho mỗi người một nắm thóc đã ngâm nước chạy đàn niệm phật để tìm ra kẻ gian?
Vì tin là thóc trong tay kẻ gian sẽ nảy mầm.
Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên dễ lộ mặt.
Vì cần có thời gian thu thập chứng cứ.
Câu 6: Quan án đã phá được các vụ án nhờ đâu?
Nhờ sự thông minh quyết đoán.
Nắm được đặc điểm tâm lý của kẻ phạm tội.
Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 7: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ trật tự ?
Trạng thái bình yên, không có chiến tranh.
Tình trạng ổn định có tổ chức, có kỷ luật.
Trạng thái yên ổn, bình lặng, không ồn ào.
Câu 8: Câu ghép “Trời càng nắng gắt hoa giấy càng bồng lên rực rỡ” Các vế câu nối với nhau bằng cách nào?
Không dùng từ nối.
Nối với nhau bằng quan hệ từ. Đó là (……………………………)
Nối với nhau bằng cặp từ hô ứng. Đó là (……………………………)
Câu 9: Phân tích cấu tạo của câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến sau:
Bọn bất lương ấy không chỉ ăn cắp tay lái mà chúng còn lấy luôn cả bàn đạp phanh.
Câu trên có … vế câu:
Vế 1: …………………………………………………………………………

Vế 2: …………………………………………………………………………



B/ PHẦN VIẾT: (10 điểm)

I/ Chính tả: Nghe - viết (5 điểm)

Bài viết: Nghĩa thầy trò
(GV đọc chính tả HS viết đoạn: Từ sáng sớm, các môn sinh … mang ơn rất nặng)
II/ Tập làm văn: Tả đồ vật (5 điểm)

Chọn một trong các đề bài sau:

Tả quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai của em.
Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.
Tả cái đồng hồ báo thức.












TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẤT BẰNG
Lớp: 5…
Họ và tên: .……………………………
 Thứ …… ngày … tháng 3 năm 2010
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II (2009-2010)
Môn: Tiếng Việt Thời gian: … phút


Điểm
Lời nhận xét của giáo viên:







Đọc
Viết
Chung


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Quang Phú
Dung lượng: 89,00KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)