De thi giua HKII mon Tieng Viet lop 5
Chia sẻ bởi Trần Thanh Tuấn |
Ngày 10/10/2018 |
37
Chia sẻ tài liệu: De thi giua HKII mon Tieng Viet lop 5 thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI TIẾNG VIỆT GIỮA HKII
Năm học: 2010-2011
KIỂM TRA ĐỌC (10đ)
Đọc thành tiếng (5đ) HS bốc thăm 1 trong 4 bài sau và trả lời câu hỏi phù hợp do GV nêu:
1/ Lập làng giữ biển (trang36) 2/ Hộp thư mật (trang 62)
3/ Phong cảnh đền Hùng (trang 68) 4/ Hội thổi cơm thi ở ĐồngVân(83)
Đọc thầm và trả lời câu hỏi (5đ) HS đọc thầm bài :
Phong cảnh đền Hùng và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Các vua Hùng là những người:
a/ Những người đầu tiên lập nước Văn Lang
b/ Đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng
c/ Chủ xướng Hội thơ Tao Đàn
d/ Thảo Chiếu dời đô
Câu 2. Những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng:
a/ Những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn.
b/ Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, bên trái là dãy Tam Đảo.
c/ Xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc. Những cành hoa đại cổ thụ, gốc thông già, giếng Ngọc trong xanh.
d/ Cả 3 ý trên.
Câu 3. Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, hãy kể tên các truyền thuyết đó.
a/ Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.
b/ Truyền thuyết Thánh Gióng.
c/ Truyền thuyết An Dương Vương.
d/ Cả 3 truyền thuyết trên.
Câu 4. Em hiểu câu ca dao sau như thế nào ?
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”
a/ Ca ngợi truyền thống thủy chung, luôn nhớ về cội nguồn dân tộc.
b/ Dù đi bất cứ nơi đâu cũng không quên ngày giỗ Tổ.
c/ Cả 2 ý trên đều đúng.
Câu 5. Hai câu sau được liên kết nhau bằng cách nào ?
Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ.
a/ Lặp từ ngữ.
b/ Thay thế từ ngữ.
Câu 6. Các vế trong câu ghép sau được nối với nhau bằng cách :
Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ.
a/ Quan hệ từ
b/ Cặp quan hệ từ
c/ Nối trực tiếp
Câu 7. Xác định chủ ngữ trong câu sau: “ Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng”.
a/ Lăng
b/ Lăng của các vua Hùng
Câu 8. Câu sau thuộc loại câu gì ?
Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp.
a/ Câu đơn
b/ Câu ghép
Câu 9. Câu sau có sử dụng biện pháp tu từ nào ?
Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn.
a/ So sánh
b/ Nhân hóa
c/ Cả 2 ý trên.
Câu 10. Từ “ chót vót” thuộc từ loại nào ?
a/ Danh từ
b/ Động từ
c/ Tính từ
KIỂM TRA VIẾT
Chính tả: Nghe viết bài : Phong cảnh đền Hùng. Đoạn từ “ Trước đền Thượng…..rửa mặt, soi gương”
Tập làm văn
Đề: Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.
Đáp án: 1a; 2d; 3d; 4c; 5a; 6c; 7b; 8a; 9c; 10c
Năm học: 2010-2011
KIỂM TRA ĐỌC (10đ)
Đọc thành tiếng (5đ) HS bốc thăm 1 trong 4 bài sau và trả lời câu hỏi phù hợp do GV nêu:
1/ Lập làng giữ biển (trang36) 2/ Hộp thư mật (trang 62)
3/ Phong cảnh đền Hùng (trang 68) 4/ Hội thổi cơm thi ở ĐồngVân(83)
Đọc thầm và trả lời câu hỏi (5đ) HS đọc thầm bài :
Phong cảnh đền Hùng và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Các vua Hùng là những người:
a/ Những người đầu tiên lập nước Văn Lang
b/ Đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng
c/ Chủ xướng Hội thơ Tao Đàn
d/ Thảo Chiếu dời đô
Câu 2. Những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng:
a/ Những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn.
b/ Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, bên trái là dãy Tam Đảo.
c/ Xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc. Những cành hoa đại cổ thụ, gốc thông già, giếng Ngọc trong xanh.
d/ Cả 3 ý trên.
Câu 3. Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, hãy kể tên các truyền thuyết đó.
a/ Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.
b/ Truyền thuyết Thánh Gióng.
c/ Truyền thuyết An Dương Vương.
d/ Cả 3 truyền thuyết trên.
Câu 4. Em hiểu câu ca dao sau như thế nào ?
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”
a/ Ca ngợi truyền thống thủy chung, luôn nhớ về cội nguồn dân tộc.
b/ Dù đi bất cứ nơi đâu cũng không quên ngày giỗ Tổ.
c/ Cả 2 ý trên đều đúng.
Câu 5. Hai câu sau được liên kết nhau bằng cách nào ?
Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ.
a/ Lặp từ ngữ.
b/ Thay thế từ ngữ.
Câu 6. Các vế trong câu ghép sau được nối với nhau bằng cách :
Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ.
a/ Quan hệ từ
b/ Cặp quan hệ từ
c/ Nối trực tiếp
Câu 7. Xác định chủ ngữ trong câu sau: “ Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng”.
a/ Lăng
b/ Lăng của các vua Hùng
Câu 8. Câu sau thuộc loại câu gì ?
Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp.
a/ Câu đơn
b/ Câu ghép
Câu 9. Câu sau có sử dụng biện pháp tu từ nào ?
Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn.
a/ So sánh
b/ Nhân hóa
c/ Cả 2 ý trên.
Câu 10. Từ “ chót vót” thuộc từ loại nào ?
a/ Danh từ
b/ Động từ
c/ Tính từ
KIỂM TRA VIẾT
Chính tả: Nghe viết bài : Phong cảnh đền Hùng. Đoạn từ “ Trước đền Thượng…..rửa mặt, soi gương”
Tập làm văn
Đề: Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.
Đáp án: 1a; 2d; 3d; 4c; 5a; 6c; 7b; 8a; 9c; 10c
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thanh Tuấn
Dung lượng: 34,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)