ĐỀ THI GIỮA HKII K12 (2015-2016)

Chia sẻ bởi Cao Thị Kim Sa | Ngày 27/04/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI GIỮA HKII K12 (2015-2016) thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:


ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
MÔN: SINH HỌC 12
(Thời gian làm bài: 45 phút)
Ngày KT: 30/3/2016


Họ, tên thí sinh:........................................................... SBD:....................
Mã đề 378




Chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1: Khoảng thuận lợi là:
A Khoảng các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất
B Khoảng nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp cho khả năng tự vệ của sinh vật
C Khoảng nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp cho khả năng sinh sản của sinh vật
D Khoảng các nhân tố sinh thái đảm bảo tốt nhất cho một loài, ngoài khoảng này sinh vật sẽ không chịu đựng được
Câu 2: Các nhân tố tiến hóa vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen vừa làm thay đổi tần số alen của quần thể là
A Đột biến , di-nhập gen , các yếu tố không ngẫu nhiên , giao phối không ngẫu nhiên
B Đột biến , chọn lọc tự nhiên , các yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên
C Đột biến , di- nhập gen , chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên
D Đột biến , di-nhập gen , chọn lọc tự nhiên, giao phối không ngẫu nhiên
Câu 3: Sự hình thành ao cá tự nhiên từ một hố bom được gọi là:
A Diễn thế phân huỷ B Diễn thế nhân tạo
C Diễn thế thứ sinh D Diễn thế nguyên sinh
Câu 4: Giới hạn sinh thái gồm có
A Giới hạn dưới, giới hạn trên, giới hạn chịu đựng
B Giới hạn dưới, giới hạn trên
C Khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu
D Giới hạn dưới, giới hạn trên, giới hạn cực thuận
Câu 5: Một hình tháp dân số có đặc điểm: tuổi 15 chiếm trên 30% số dân; tuổi già dưới 10%, tuổi thọ trung bình thấp. Hình tháp có đặc điểm như trên gọi là:
A Hình tháp dân số già B Hình tháp dân số ổn định
C Hình tháp dân số trẻ D Hình tháp dân số trung bình
Câu 6: Quan hệ cạnh tranh là
A Các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống hoặc nơi ở của quần thể
B Các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống hoặc cạnh tranh nhau con cái
C Các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống như thức ăn, nơi ở, ánh sáng D Các cá thể trong quần thể cạnh tranh giành nhau con cái để giao phối
Câu 7: Người ta có thể dựa vào sự giống nhau và khác nhau nhiều hay ít về thành phần, số lượng và đặc biệt là trật tự sắp xếp của các nucleotit trong ADN để xác định mức độ quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật. Đây là bằng chứng:
A Sinh học phân tử B Phôi sinh học
C Địa lí sinh vật học D Giải phẫu so sánh
Câu 8: Cá chép có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: 200C đến 440C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: 5,60C đến 420C. Dựa vào các số liệu trên, hãy cho biết nhận định nào sau đây về sự phân bố của hai loài cá trên là đúng?
A Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn
B Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn
C Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn chịu nhiệt hẹp hơn
D Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn

Câu 9: Ví dụ nào sau đây minh họa cho các cơ quan tương đồng ở sinh vật?
A Cánh bướm và cánh dơi B Cánh dơi và cánh ong mật
C Tay người và vây cá D Tay người và cánh dơi
Câu 10: Trong lịch sử phát triển sinh giới, dạng sinh vật xuất hiện sau cùng là:
A Thực vật hạt kín và chim, thú B Thực vật hạt kín và bộ khỉ
C Thực vật hạt trần và loài người D Thực vật hạt kín và loài người
Câu 11: Động vật và thực vật lên cạn đầu tiên ở kỉ:
A Silua B Cambri C Đêvôn D Cacbon (Than đá)
Câu 12: Bàn tay trở thành cơ quan sử dụng và chế tạo công cụ lao động được chủ yếu là nhờ:
A Đời sống tập thể B Cột sống cong hình chữ S
C
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cao Thị Kim Sa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)