ĐỀ THI GIỮA HKII K11

Chia sẻ bởi Cao Thị Kim Sa | Ngày 26/04/2019 | 67

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI GIỮA HKII K11 thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

ĐỀ KSCL GIỮA HK II VẬT LÍ 11 CB
2015 - 2016
ĐỀ I: Thời gian 45’
I. Lí thuyết: (5đ)
Câu 1:(1,5đ) Nêu định nghĩa của cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường (công thức). Nêu phương và chiều (hướng) của cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường, đơn vị của cảm ứng từ.
Câu 2:(1đ) Phát biểu quy tắc bàn tay trái cho lực Lo-ren-xơ.
Câu 3:(1,5đ) Nêu công thức tính từ thông riêng, đơn vị từ thông. Nêu công thức tính độ tự cảm của một ống dây (không có lõi sắt), đơn vị của độ tự cảm.
Câu 4:(1đ) Thế nào là hiện tượng phản xạ toàn phần?
II. Bài tập: (5đ)
Bài 1:(1,5đ) Cho hai dây dẫn thẳng dài đặt song song trong không khí. Có hai dòng điện chạy cùng chiều, có cường độ  . Điểm M nằm trong khoảng giữa hai dây, cách dây thứ nhất r1 = 4cm và cách dây thứ hai r2 = 6cm. Tính độ lớn cảm ứng từ tổng hợp tại điểm M.(Vẽ hình).
Bài 2:(1,5đ) Một khung dây hình vuông cạnh 20cm nằm toàn bộ trong một từ trường đều và vuông góc với các đường cảm ứng từ. Trong thời gian 0,2s cảm ứng từ giảm đều từ 0,2(T) về 0(T). Tính độ lớn suất điện động cảm ứng của khung dây.
Bài 3:(1đ) Một tia sáng truyền từ không khí có n1 = 1 vào khối thủy tinh có chiết suất . Biết góc tới 450 . Tính góc khúc xạ.
Bài 4:(1đ) Một tia sáng truyền từ thủy tinh có chiết suất n1 = 1,5 sang môi trường nước có chiết suất n2 = 4/3. Tính góc giới hạn phản xạ toàn phần.
----- HẾT -----
















ĐỀ KSCL GIỮA HK II VẬT LÍ 11 CB
2015 - 2016
ĐỀ II: Thời gian 45’
I. Lí thuyết: (5đ)
Câu 1:(1,5đ) Trình bày các đặc điểm của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường đều.
Câu 2:(1đ) Nêu quy tắc nắm tay phải để tìm hướng của vectơ cảm ứng từ tại một điểm do dây dẫn thẳng dài có dòng điện gây ra.
Câu 3:(1,5đ) Hiện tượng tự cảm là gì? Viết công thức tính suất điện động tự cảm.
Câu 4:(1đ) Nêu điều kiện để có phản xạ toàn phần.
II. Bài tập: (5đ)
Bài 1:(1,5đ) Cho hai dây dẫn thẳng dài đặt song song trong không khí. Có hai dòng điện chạy ngược chiều, có cường độ  . Điểm N nằm trong khoảng giữa hai dây, cách dây thứ nhất r1 = 6cm và cách dây thứ hai r2 = 4cm. Tính độ lớn cảm ứng từ tổng hợp tại điểm N. (Vẽ hình).
Bài 2:(1,5đ) Một khung dây hình vuông cạnh 10cm nằm toàn bộ trong một từ trường đều và vuông góc với các đường cảm ứng từ. Trong thời gian 0,2s cảm ứng từ tăng đều từ 0(T) đến 0,5(T). Tính độ lớn suất điện động cảm ứng của khung dây.
Bài 3:(1đ) Một tia sáng truyền từ không khí có n1 = 1 vào nước có chiết suất n2 = 4/3. Biết góc khúc xạ 300 . Tính góc tới.
Câu 4:(1đ) Một tia sáng truyền từ thủy tinh có chiết suất n1 = 1,5 sang không khí có chiết suất n2 = 1. Tính góc giới hạn phản xạ toàn phần.
----- HẾT -----












ĐÁP ÁN KSCL GIỮA HK II 2015-2016
MÔN VẬT LÍ 11 CB . ĐỀ I: Thời gian 45’
I. Lí thuyết: (5đ)
Câu
Nội dung
Điểm

1
- Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh hay yếu của từ trường.
- Độ lớn của cảm ứng từ: .
- Vectơ cảm ứng từ  tại một điểm: Có hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
- Trong hệ SI đơn vị của cảm ứng từ là tesla (T).
0,50

0,50

0,25

0,25

2
Để bàn tay trái mở rộng sao cho từ trường hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón giữa là chiều của  khi  và ngược chiều  khi . Lúc đó, chiều của lực Lo-ren-xơ là chiều ngón tay cái choãi ra.
1

3
- Công thức tính
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cao Thị Kim Sa
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)