ĐỀ THI GIỮA HKII K10 (2015-2016)
Chia sẻ bởi Cao Thị Kim Sa |
Ngày 26/04/2019 |
190
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI GIỮA HKII K10 (2015-2016) thuộc Ngữ văn 10
Nội dung tài liệu:
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II – NH: 2015-2016
MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 10- THỜI GIAN: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Đề 1:
Câu 1(3đ): Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong đoạn văn sau:
Nền văn hóa Đông Sơn (huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) là một nền văn hóa đồ đồng và đồ sắt nổi tiếng trên thế giới. Đủ loại vũ khí, dụng cụ, đồ trang sức, tác phẩm nghệ thuật được phát hiện: đục vũm bằng đồng, lưỡi cày đồng, dao găm đồng, vòng tay đồng, rìu sắt, cuốc sắt. Đặc biệt có những chiếc trống đồng. Chiếc to như chiếc trống đồng Ngọc Lũ, cao 0,63 mét, đường kính mặt trống 0,79 mét. Mặt trống và tang trống trang trí hình người, hình động vật và các đồ dùng khác. Có nhiều hoa văn hình học, hình răng cưa, hồi văn, hình tròn tiếp tuyến. Lại có những cảnh trong đời sống thể hiện phong cách nghệ thuật cách điệu hóa.
(Văn hóa Đông Sơn – Trương Chính, Đặng Đức Siêu)
Câu 2 (7đ):
Phân tích đoạn đầu trong bài Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi:
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
“Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương. Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có.
Vậy nên: Lưu Cung tham công nên thất bại, Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong. Cửa HàmTử bắt sống Toa Đô, Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã. Việc xưa xem xét, Chứng cứ còn ghi.
(SGK Ngữ văn 10 – CB – NXB GD).
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II – NH: 2015-2016
MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 10- THỜI GIAN: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Đề 2:
Câu 1 (3đ): Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong đoạn văn sau:
“Tràn trề trên mặt bàn, chạm cả vào cành quất, Lí cố tình để sát vào mâm cỗ cho bàn ăn thêm đẹp, thêm sang, là la liệt bát đĩa ngồn ngộn các món ăn. Ngoài các món thường thấy ở cỗ Tết như gà luộc, giò, chả, nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, xúp lơ xào thịt bò… - món nào cũng mang dấu ấn tài hoa của người chế biến – là các món khác thường như gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạt sen, chả chìa, mọc, vây…”
(Trích Mùa lá rụng trong vườn – Ma Văn Kháng)
Câu 2 (7đ):
Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (trích Truyền kì mạn lục) của Nguyễn Dữ. Qua đó em học tập được gì từ nhân vật này? (SGK Ngữ văn 10 – CB – NXB GD).
Người ra đề:
Nguyễn Thị Huyền
ĐÁP ÁN:
ĐỀ 1:
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
Câu 1
*Biện pháp tu từ: Liệt kê (HS chỉ được một trong các dẫn chứng sau):
đục vũm bằng đồng, lưỡi cày đồng, dao găm đồng, vòng tay đồng, rìu sắt, cuốc sắt
hoa văn hình học, hình răng cưa, hồi văn, hình tròn tiếp tuyến.
* Tác dụng: Liệt kê một loạt các di vật bằng đồng, bằng sắt được phát hiện và sự đa dạng các loại hoa văn trang trí trên trống đồng, làm cho đoạn văn sinh động, lôi cuốn người đọc.
1.5
1.5
Câu 2
( H/S có thể phân tích theo nhiều cách)
A.Yêu cầu kỹ năng:
- Học sinh cần nắm vững cách làm bài phân tích một đoạn văn trong một tác phẩm .
- Bài viết có bố cục chặt chẽ , rõ ràng
- Biết chọn dẫn chứng hay , tiêu biểu để minh họa cho bài viết
- Đặt câu , dùng từ chính xác , hạn chế sai chính tả, ngữ pháp.
- ....
B.Yêu cầu kiến thức:
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn 1
MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 10- THỜI GIAN: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Đề 1:
Câu 1(3đ): Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong đoạn văn sau:
Nền văn hóa Đông Sơn (huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) là một nền văn hóa đồ đồng và đồ sắt nổi tiếng trên thế giới. Đủ loại vũ khí, dụng cụ, đồ trang sức, tác phẩm nghệ thuật được phát hiện: đục vũm bằng đồng, lưỡi cày đồng, dao găm đồng, vòng tay đồng, rìu sắt, cuốc sắt. Đặc biệt có những chiếc trống đồng. Chiếc to như chiếc trống đồng Ngọc Lũ, cao 0,63 mét, đường kính mặt trống 0,79 mét. Mặt trống và tang trống trang trí hình người, hình động vật và các đồ dùng khác. Có nhiều hoa văn hình học, hình răng cưa, hồi văn, hình tròn tiếp tuyến. Lại có những cảnh trong đời sống thể hiện phong cách nghệ thuật cách điệu hóa.
(Văn hóa Đông Sơn – Trương Chính, Đặng Đức Siêu)
Câu 2 (7đ):
Phân tích đoạn đầu trong bài Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi:
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
“Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương. Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có.
Vậy nên: Lưu Cung tham công nên thất bại, Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong. Cửa HàmTử bắt sống Toa Đô, Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã. Việc xưa xem xét, Chứng cứ còn ghi.
(SGK Ngữ văn 10 – CB – NXB GD).
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II – NH: 2015-2016
MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 10- THỜI GIAN: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Đề 2:
Câu 1 (3đ): Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong đoạn văn sau:
“Tràn trề trên mặt bàn, chạm cả vào cành quất, Lí cố tình để sát vào mâm cỗ cho bàn ăn thêm đẹp, thêm sang, là la liệt bát đĩa ngồn ngộn các món ăn. Ngoài các món thường thấy ở cỗ Tết như gà luộc, giò, chả, nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, xúp lơ xào thịt bò… - món nào cũng mang dấu ấn tài hoa của người chế biến – là các món khác thường như gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạt sen, chả chìa, mọc, vây…”
(Trích Mùa lá rụng trong vườn – Ma Văn Kháng)
Câu 2 (7đ):
Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (trích Truyền kì mạn lục) của Nguyễn Dữ. Qua đó em học tập được gì từ nhân vật này? (SGK Ngữ văn 10 – CB – NXB GD).
Người ra đề:
Nguyễn Thị Huyền
ĐÁP ÁN:
ĐỀ 1:
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
Câu 1
*Biện pháp tu từ: Liệt kê (HS chỉ được một trong các dẫn chứng sau):
đục vũm bằng đồng, lưỡi cày đồng, dao găm đồng, vòng tay đồng, rìu sắt, cuốc sắt
hoa văn hình học, hình răng cưa, hồi văn, hình tròn tiếp tuyến.
* Tác dụng: Liệt kê một loạt các di vật bằng đồng, bằng sắt được phát hiện và sự đa dạng các loại hoa văn trang trí trên trống đồng, làm cho đoạn văn sinh động, lôi cuốn người đọc.
1.5
1.5
Câu 2
( H/S có thể phân tích theo nhiều cách)
A.Yêu cầu kỹ năng:
- Học sinh cần nắm vững cách làm bài phân tích một đoạn văn trong một tác phẩm .
- Bài viết có bố cục chặt chẽ , rõ ràng
- Biết chọn dẫn chứng hay , tiêu biểu để minh họa cho bài viết
- Đặt câu , dùng từ chính xác , hạn chế sai chính tả, ngữ pháp.
- ....
B.Yêu cầu kiến thức:
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn 1
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Cao Thị Kim Sa
Dung lượng: |
Lượt tài: 6
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)