Dề thi Giáo vien giỏi trường năm học: 2010-2011

Chia sẻ bởi Nguyễn Thiện Lĩnh | Ngày 10/10/2018 | 59

Chia sẻ tài liệu: Dề thi Giáo vien giỏi trường năm học: 2010-2011 thuộc Cùng học Tin học 5

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG TH NAM LỘC
ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI TRƯỜNG
Năm học 2010 – 2011
Thời gian: 120 phút

Câu 1: (6đ)
a) Tại sao phải đưa giáo dục kỹ năng sống vào giáo dục phổ thông?
b) Hãy lấy ví dụ về một bài dạy của lớp đồng chí phụ trách. Nêu rõ khi truyền đạt nội dung cho học sinh, nên lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào hoạt động nào?
Câu 2: (4đ)
Đồng chí hãy nêu những điểm mới của cách đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học theo Thông tư 32/2009 so với cách đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học theo quyết định 30/2005 của BộGD&ĐT? Trong quá trình thực hiện đồng chí nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn gì?
Câu 3: (5đ)
a) Nên giải thích như thế nào để học sinh phân biệt được từ chỉ đặc điểm, từ chỉ tính chất, từ chỉ trạng thái?
b) Từ “béo phì” nên gọi là từ chỉ đặc điểm hay từ chỉ tính chất? Các từ vui, buồn, … nên hiểu là trạng thái hay đặc điểm, tính chất?
Câu 4: (5đ) Đồng chí hãy giải và hướng dẫn học sinh Tiểu học giải bài toán sau:
a) An và Hòa có một số bi. An chuyển cho Hòa một số bi đúng bằng số bi Hòa có. Sau đó Hòa chuyển trả lại cho An một số bi đúng bằng số bi còn lại của An. Bây giở Hòa có 35 viên bi và An có 30 viên bi. Hỏi số bi lúc đầu của mỗi bạn?
b) Cùng một lúc 2 bạn Giang và Dương đi ngược chiều nhau từ A đến B và từ B đến A. Hai bạn gặp nhau lần đầu tại một điểm C cách A 3 km rồi lại tiếp tục đi. Giang đến B rồi quay lại A ngay. Dương đến A rồi cũng trở lại B ngay. Hai bạn gặp nhau tại một điểm D cách B 2km. Tính quãng đường AB và xem ai đi nhanh hơn.


Hết












HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI LÝ THUYẾT GIÁO VIÊN GIỎI

Câu 1: a. (2đ) Dựa vào nội dung đã tập huấn về GDKNS cho học sinh để trả lời.
b. (4đ) Giáo viên liên hệ được thực tế dựa vào điều kiện của địa phương và trường, trên cơ sở nội dung đã tập huấn.
Câu 2: (4đ) Căn cứ vào Thông tư 32 và QĐ 30 để nêu.
Câu 3: a, (3đ) Phân biệt từ chỉ đặc điểm, từ chỉ tính chất, từ chỉ trạng thái;
- Từ chỉ đặc điểm
Đặc điểm là nét riêng biệt, là vẻ riêng của một sự vật nào đó (có thể là người, con vật, đồ vật, cây cối …). Đặc điểm của một vật chủ yếu là đặc điểm bên ngoài (ngoại hình) mà ta có thể nhận biết được trực tiếp qua mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi … Đó là là các nét riêng, vẻ riêng về màu sắc, hình khối, hình dáng, âm thanh, … của sự vật. Đặc điểm của một vật cũng có thể là đặc điểm bên trong mà quan sát, suy luận, khái quát … ta mới có thể nhận biết được. Đó là các đặc điểm về tính tình, tâm lý, tính cách của một người; độ bền, giá trị của một đồ vật …
Từ chỉ đặc điểm là từ biểu thị các đặc điểm của sự vật, hiện tượng như như đã nêu ở trên. Một số ví dụ:
+ Từ chỉ đặc điểm bên ngoài: cao, thấp, gầy, béo, rộng, hẹp, nông, sâu, dài, ngắn, tròn, méo, thẳng, cong, vuông; xanh, đỏ, tím, vàng, đen, trắng; xanh biếc, đỏ au, tím ngắt, đen sì, trắng phau; bạc trắng, đen nhánh, hoa râm, trắng hồng, xanh tốt; mũm mĩm, phổng phao, gầy guộc, cao ngẳng, lênh khênh, dong dỏng, lùn thùn, lè tè …
+ Từ chỉ đặc điểm bên trong: tốt, ngoan, hiền, hư, chăm chỉ, chịu khó, riêng năng, cần cù, lười biếng, khiêm tốn, kiêu căng, hợm hĩnh; bền, bền vững …
- Từ chỉ tính chất
Tính chất cũng là đặc điểm riêng của sự vật, hiện tượng (bao gồm cả những hiện tượng xã hội, những hiện tượng trong đời sống …), nhưng thiên về những đặc điểm bên trong, ta không quan sát trực tiếp được, mà phải qua quá trình quan sát, suy luận, phan tích, tổng hợp ta mới có thể nhận biết được. Do đó, từ chỉ tính chất cũng là từ biểu thị những
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thiện Lĩnh
Dung lượng: 10,38KB| Lượt tài: 2
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)