ĐỀ THI GDCD 3KHỐI HKI

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Nga | Ngày 27/04/2019 | 141

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI GDCD 3KHỐI HKI thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

( BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC )

ĐỀ THI HỌC KỲ I ( Tự luận ) , Năm học: 2010 -2011.
Môn : Giáo dục công dân – Lớp 10. Thời gian: 45 phút ( 10 điểm ).


ĐÊ CHẴN:

Câu 1: Trình bày giai đoạn nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính ? Hai giai đoạn nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có điểm gì giống và khác nhau ? (3điểm).
Câu 2: Trong cuộc sống hàng ngày, ta cần phê bình và tự phê bình như thế nào mới phù hợp với quan điểm phủ định biện chứng ? (3điểm).
Câu 3: sao nói mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng ? Em hãy tìm một mâu thuẫn trong lớp học của mình và nêu cách giải quyết mâu thuẫn đó ? ().

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


ĐỀ THI HỌC KỲ I ( Tự luận ) , Năm học: 2010 -2011.
Môn : Giáo dục công dân – Lớp 10. Thời gian: 45 phút ( 10 điểm ).


ĐỀ LẺ:

Câu 1: So sánh sự khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình ? Học sinh lấy dẫn chứng ? (3điểm).
Câu 2: Hãy nêu quá trình sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất ? Trong quá trình đó độ là gì ? Điểm nút là gì ? (3điểm ).
Câu 3: Trình bày vai trò của thực tiễn đối với nhận thức ? Em hiểu như thế nào về nguyên lí giáo dục: “Học đi đôi với hành” (4điểm).
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ I
( đề chính thức )

ĐỀ CHẴN :
Câu 1:(3đ)
-thức cảm tính: là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của chúng .(0,5đ)
-Nhận thức lý tính :là giai đoạn nhận thức tiếp theo,dựa trên các tài liệu do nhận thức cảm tính đem lại, nhờ các thao tác của tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá … tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng. (0,5đ)
* Giống nhau: Đều đem lại sự nhận thức cho con người. (0,5đ)
* Khác nhau:
+ Nhận thức cảm tính: Chỉ biết các đặc điểm bên ngoài, nhận thức sự vật – hiện tượng ít sâu sắc .(0,75đ)
+Nhận thức lý tính: Tìm ra bản chất, quy luật của sự vật , hiện tượng ,nhận thức sự vật – hiện tượng sâu sắc.(0,75đ)


Câu 2:( 3đ)
- Phê bình: là xem xét, phân tích đánh giá ưu điểm, khuyết điểm về đạo đức, hành vi của người khác
( 1đ)
- Tự phê bình: Tự nêu ưu điểm, khuyết điểm về đạo đức, hành vi… của bản thân (1đ)
- Phê bình và tự phê bình là nhằm phát huy cái tốt, hạn chế cái xấu, cần tránh thái độ che giấu khuyết điểm hoặc vùi dập (1đ)
Câu 3:(4đ)
vì: Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho các sự vật và hiện tượng không thể giữ nguyên trạng thái cũ.Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là mẫu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành, sự vật và hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật và hiện tượng mới . Qúa trình này tạo nên sự vận động, phát triển vô tận của thế giới khách quan. Do đó, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc vận dộng, phát triển của sự vật và hiện tượng.(2đ)
-sinh tự nêu một mâu thuẫn của lớp và nêu cách giải quyết . (2d)
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐỀ LẺ :

Câu 1:(3đ)
Phủ định siêu hình:
- Do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài. (0.5đ)
- Cản trở hoặc xoá bỏ sự tồn tại, phát triển tự nhiên của sự vật, hiện tượng.(0.5đ)

- HS dẫn chứng ( 0.5đ)
Phủ định biện chứng:
- Do sự phát triển của bản thân của sự vật, hiện tượng. (0.5đ)
- kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng cũ để phát triển sự fvật, hiện tượng mới. ( 0.5đ)
- HS dẫn chứng ( 0.5đ)


Câu 2:( 3đ)
+ Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất (1,5đ)
- Sự biết đổi từ chất bao giờ cũng bắt đầu từ lượng.
- Sự
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Nga
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)