DE THI DIA LI

Chia sẻ bởi Cao Thị kim Dung | Ngày 26/04/2019 | 95

Chia sẻ tài liệu: DE THI DIA LI thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÝ ( Thời gian : 50 phút )
Câu 1. Nước ta có vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, trong khu vực ảnh hưởng của chế độ gió Mậu dịch và gió mùa châu Á, nên:
A: Có nhiều tài nguyên khoáng sản B: Khí hậu có hai mùa rõ rệt
C: Có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá D:Thảm thực vật bốn mùa xanh tốt
Câu 2: Ý nghĩa văn hoá - xã hội của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam là tạo điều kiện:
A: Cho giao lưu với các nước xung quanh bằng đường bộ, đường biển, đường hàng không.
B: Để nước ta thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
C: Cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước Đông Nam Á.
D: Mở lối ra biển thuận lợi cho Lào, Đông Bắc Campuchia và Tây Nam Trung Quốc
Câu 3. Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là :
A. Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông.
B. Địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn, lũ quét, lũ nguồn dễ xảy ra.
C. Động đất dễ phát sinh ở những vùng đứt gãy sâu.
D. Thiếu đất canh tác, thiếu nước nhất là ở những vùng núi đá vôi.
Câu 4. Điểm nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của Biển Đông đối với khí hậu nước ta.
A: Biển Đông làm tăng độ ẩm tương đối của không khí
B: Biển Đông làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc.
C: Biển Đông mang lại một lượng mưa lớn
D: Biển Đông làm giảm độ lục địa của các vùng phía tây đất nước
Câu 5. Ở nước ta, việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt vì :
A. Số lượng lao động cần giải quyết việc làm hằng năm cao hơn số việc làm mới.
B. Nước ta có nguồn lao động dồi dào trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển
C. Nước ta có nguồn lao động dồi dào trong khi chất lượng lao động chưa cao.
D. Tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm trên cả nước còn rất lớn.
Câu 6 : Ngành lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ nước ta, vì:
A. Rừng có nhiều giá trị về kinh tế và môi trường sinh thái.
B. Nhu cầu về tài nguyên rừng lớn và rất phổ biến.
C. Nưóc ta có 3/4 đổi núi, lại có vùng rừng ngập mặn ven biển.
D. Độ che phủ rừng nước ta tương đối lớn và hiện đang gia tăng.
Câu 7. Dựa vào bảng số liệu sau đây về cơ cấu GDP của nước ta phân theo thành phần kinh tế (theo giá thực tế). Nhận định đúng là:
Thành phần
1995
2000
2005

Kinh tế Nhà nước
40,2
38,5
37,4

Kinh tế tập thể
10,1
8,6
7,2

Kinh tế cá thể
36,0
32,3
32,9

Kinh tế tư nhân
7,4
7,3
8,2

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
6,3
13,3
14,3

A. Kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo và vị trí ngày càng tăng.
B. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng quan trọng.
C. Kinh tế cá thể có vai trò quan trọng và vị trí ngày càng tăng.
D. Kinh tế ngoài quốc doanh (tập thể, tư nhân, cá thể) có vai trò ngày càng quan trọng.
Câu 8. Đặc điểm nào không đúng với đô thị hóa?
Lối sống thành thị được phổ biến rộng rãi
Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn
Xu hướng tăng nhanh dân số thành thị
Hoạt động của dân cư gắn với nông nghiệp
Câu 9. Trong hoạt động nông nghiệp của nước ta, tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ
Áp dụng nhiều hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng.
Đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến nông sản.
D. Các tập đoàn cây con được phân bố phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng
Câu 10. Trong nội bộ ngành, sản xuất nông nghiệp nước ta
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cao Thị kim Dung
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)