đề thi địa 7

Chia sẻ bởi Đoàn Thị Ngọc Hương | Ngày 16/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: đề thi địa 7 thuộc Địa lí 7

Nội dung tài liệu:

MÔN : Địa lý ( ngày thi : 11/12/2009 – thứ 6 )
Để sản xuất ra khối lượng nông sản lớn, có giá trị cao, nền nông nghiệp tiên tiến ở đới ôn hoà đã áp dụng những biện pháp gì? (Bài 14, câu 1, SGK tr. 49)
Trả lời :
Áp dụng những thành tựu kĩ thuật cao trong quá trình sản xuất.
Tổ chức sản xuất quy mô lớn theo kiểu công nghiệp.
Chuyên môn hoá, sản xuất từng nông sản.
Coi trọng biện pháp tuyển chọn cây trồng vật nuôi.
Trình bày sự phân bố các loại cây trồng và vật nuôi chủ yếu ở đới ôn hoà. (Bài 14, câu 2, SGK tr. 49)
Trả lời :
Các nước ở đới ôn hoà nổi tiếng về xuất khẩu lúa mì, ngô, thịt bò, sữa, lông cừu…
Ở vùng cận nhiệt đới gió mùa trồng được nhiều lúa nước, đậu tương, bông, các loại hoa quả (cam, quýt, đào, mận…)
Ở vùng khí hậu địa trung hải có nho và rượu vang, trồng nhiều cam, chanh, ôliu…
Ở vùng ôn đới hải dương trồng lúa mì, củ cải đường, rau và nhiều loại hoa quả,…
Ở vùng ôn đới lục địa trồng đại mạch, lúa mì, khoai tây, ngô và chăn nuôi bò, ngựa, lợn.
Lượng khí thải CO2 ( điôxit cacbon ) là nguyên nhân chủ yếu làm cho Trái Đất nóng lên. Cho đến năm 1840, lượng CO2 trong không khí luôn ổn định ở mức 275 phần triệu ( viết tắt là 275 p.p.m ). Từ khi bắt đầu cuộc Cách mạng công nghiệp đến nay, lượng CO2 trong không khí đã không ngừng tăng lên :
Năm 1840 : 275 phần triệu
Năm 1957 : 312 phần triệu
Năm 1980 : 335 phần triệu
Năm 1997 : 355 phần triệu
Vẽ biểu đồ về sự gia tăng lượng CO2 trong không khí từ năm 1840 đến năm 1997 và giải thích nguyên nhân của sự gia tăng đó. (Bài 18, câu 3, SGK tr. 60)

Nguyên nhân : sự phát triển của công nghiệp, động cơ giao thông, hoạt động sinh hoạt của con người thải khói bụi vào không khí…
Nêu các đặc điểm của khí hậu hoang mạc. (Bài 19, câu 1, SGK tr. 63)
Trả lời :
Hoang mạc rất khô hạn, khắc nghiệt, chênh lệch biên độ nhiệt năm và ngày đên rất lớn.
Thực vật và động vật thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn như thế nào? (Bài 19, câu 2, SGK tr. 63)
Trả lời :
Do điều kiện sống thiếu nước, khí hậu khắc nghiệt nên :
Thực vật rất cằn cỗi, thưa thớt
Động vật rất ít, nghèo nàn
Các loài thực vật, động vật trong hoang mạc thích nghi với môi trường hoang mạc và khắc nghiệt bằng cách tự hạn chế sự thoát nước trong cơ thể.
Tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Trình bày các hoạt động kinh tế cổ truyền và kinh tế hiện đại trong các hoang mạc ngày nay. (Bài 20, câu 1, SGK tr. 66)
Trả lời :
Hoạt động kinh tế cổ truyền :
Chăn nuôi du mục :
Những gia súc chính : dê, cừu, lạc đà.
Đàn gia súc được đưa từ nơi này đến nơi khác để tìm nguồn nước và thức ăn.
Buôn bán : dùng lạc đà để chuyên chở hàng hoá.
Trồng trọt :
Trồng trọt được tiến hành bởi các dân cư trên ốc đảo.
Cây trồng chính : chà là, cam chanh, lúa mạch, rau đậu trên những mảnh vườn nhỏ.
Ngoài ra, ở ốc đảo, còn tiến hành chăn nuôi cừu, dê.
Hoạt động kinh tế hiện đại :
Du lịch, trồng trọt với quy mô lớn, khác thác dầu khí quặng…
Nêu một số biện pháp đang được sử dụng để khai thác hoang mạc và hạn chế quá trình hoang mạc mở rộng trên thế giới. (Bài 20, câu 2, SGK tr. 66)
Trả lời :
Nhiều nước phát triển tiến hành cải tạo hoang mạc đồng trồng theo quy mô lớn như Hoa Kì, Ả Rập.
Phần lớn các quốc gia khác sử dụng biện pháp cổ truyền :
Khai thác nước ngầm
Trồng rừng : choongscats bay, cải tạo khí hậu.
Nêu nguyên nhân hoang mạc ngày càng mở rộng.
Trả lời :
Do cát lấn – do biến động khí hậu – do tác động chủ yếu của con người ( Diện tích hoang mạc ngày càng mở rộng.
Tính chất khắc nghiệt của khí hậu đới lạnh thể hiện như thế nào? (Bài 21, câu 1, SGK tr. 70)
Trả lời :
Quanh năm rất lạnh
Mùa đông rất dài
Mùa hè ngắn ( nhiệt dộ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Thị Ngọc Hương
Dung lượng: 51,50KB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)