ĐỀ THI+ĐÁP ÁN HKII SỬ 8 2010 - 2011 Q.12, TPHCM
Chia sẻ bởi Quách Thanh Sang |
Ngày 17/10/2018 |
34
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI+ĐÁP ÁN HKII SỬ 8 2010 - 2011 Q.12, TPHCM thuộc Lịch sử 8
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2010-2011
Môn: LỊCH SỬ - LỚP 8
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (3,5 điểm)
Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được? Nhân vật nào được xem là nhà cải cách lớn của nước ta vào thời này? Vì sao?
Câu 2: (4 điểm)
Hãy cho biết các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương? Cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất? Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghãi này?
Câu 3: (1,5 điểm)
Nguyên nhân thất bại của vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916)?
Câu 4: (1 điểm)
Kể tên một số cơ quan hành chính tiêu biểu do Pháp xây dựng ở Sài Gòn dưới thời Pháp thuộc? Pháp xây dựng các cơ quan này nhằm mục đích gì?
HẾT
--------------------------------------------------------------------------------------
ĐÁP ÁN
Câu 1:
Các cuộc cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được vì:
Mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, vượt quá khả năng có thể thực hiện lúc bấy giờ nhất là về vấn đề tài chính, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa động chạm đến những vấn đề cơ bản của thời đại (giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ Phong kiến).
Triều đình phong kiến Nguyễn cự tuyệt, bảo thủ, đối lập với mọi sự thay đổi.
Nhân vật được xem là nhà cải cách lớn ở Việt Nam vào thời kì này là Nguyễn Trường Tộ:
Hệ thống cải cách của Nguyễn Trường Tộ rất toàn diện, đề cập đewn61 nhiều vần đề (kinh tế, chính trị, pháp luật, tôn giáo).
Có những đề nghị có thể thực hiện được (thay đổi chính kiến, thay đổi quan niệm, khai thác nguồn lực của đất nước, của dân, chấn chỉnh giáo dục), không đòi hỏi quá nhiều tiền mà chỉ cần lòng quyết tâm cao vì sự nghiệp đổi mới đất nước.
Câu 2:
Các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương
Tên cuộc khởi nghĩa
Thời gian
Địa bàn hoạt động
Người lãnh đạo
Ba Đình
1886 – 1887
Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mỹ Khê
Phạm Bành và Đinh Công Tráng
Bãi Sậy
1883 – 1892
Huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mĩ…
Nguyễn Thiện Thuật
Hương Khê
1885 - 1895
Nghệ - Tĩnh
Phan Đình Phùng, Cao Thắng
Khởi nghĩa tiêu biểu nhất là Hương Khê.
Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa này:
Thiếu sự phối hợp, đoàn kết giữa các cuộc khởi nghĩa.
Bị nhà Nguyễn và thực dân Pháp đàn áp.
Chưa được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân.
Khởi nghĩa mang tính chất phong kiến, dân tộc, yêu nước nhỏ, lẻ.
Câu 3:
Nguyên nhân thất bại của vụ mưu khởi nghãi ở Huế
Lãnh đạo, tổ chức còn non kém.
Thời cơ chưa chín muồi.
Tư tưởng quân chủ lập hiến đã lạc hậu.
Câu 4:
Một số cơ quan hành chính tiêu biểu do Pháp xây dựng ở Sài Gòn dưới thời Pháp thuộc:
Đứng đầu thành phố là Đốc lí với Tòa Đốc lí và Hội đồng thành phố với các cơ quan khác: Dinh Độc Lập, Dinh Xã Tây…
Pháp xây dựng các cơ quan này nhằm mục đích:
Nhằm thực hiện ý đồ bóc lột, khai thác thuộc địa.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2010-2011
Môn: LỊCH SỬ - LỚP 8
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (3,5 điểm)
Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được? Nhân vật nào được xem là nhà cải cách lớn của nước ta vào thời này? Vì sao?
Câu 2: (4 điểm)
Hãy cho biết các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương? Cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất? Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghãi này?
Câu 3: (1,5 điểm)
Nguyên nhân thất bại của vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916)?
Câu 4: (1 điểm)
Kể tên một số cơ quan hành chính tiêu biểu do Pháp xây dựng ở Sài Gòn dưới thời Pháp thuộc? Pháp xây dựng các cơ quan này nhằm mục đích gì?
HẾT
--------------------------------------------------------------------------------------
ĐÁP ÁN
Câu 1:
Các cuộc cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được vì:
Mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, vượt quá khả năng có thể thực hiện lúc bấy giờ nhất là về vấn đề tài chính, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa động chạm đến những vấn đề cơ bản của thời đại (giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ Phong kiến).
Triều đình phong kiến Nguyễn cự tuyệt, bảo thủ, đối lập với mọi sự thay đổi.
Nhân vật được xem là nhà cải cách lớn ở Việt Nam vào thời kì này là Nguyễn Trường Tộ:
Hệ thống cải cách của Nguyễn Trường Tộ rất toàn diện, đề cập đewn61 nhiều vần đề (kinh tế, chính trị, pháp luật, tôn giáo).
Có những đề nghị có thể thực hiện được (thay đổi chính kiến, thay đổi quan niệm, khai thác nguồn lực của đất nước, của dân, chấn chỉnh giáo dục), không đòi hỏi quá nhiều tiền mà chỉ cần lòng quyết tâm cao vì sự nghiệp đổi mới đất nước.
Câu 2:
Các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương
Tên cuộc khởi nghĩa
Thời gian
Địa bàn hoạt động
Người lãnh đạo
Ba Đình
1886 – 1887
Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mỹ Khê
Phạm Bành và Đinh Công Tráng
Bãi Sậy
1883 – 1892
Huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mĩ…
Nguyễn Thiện Thuật
Hương Khê
1885 - 1895
Nghệ - Tĩnh
Phan Đình Phùng, Cao Thắng
Khởi nghĩa tiêu biểu nhất là Hương Khê.
Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa này:
Thiếu sự phối hợp, đoàn kết giữa các cuộc khởi nghĩa.
Bị nhà Nguyễn và thực dân Pháp đàn áp.
Chưa được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân.
Khởi nghĩa mang tính chất phong kiến, dân tộc, yêu nước nhỏ, lẻ.
Câu 3:
Nguyên nhân thất bại của vụ mưu khởi nghãi ở Huế
Lãnh đạo, tổ chức còn non kém.
Thời cơ chưa chín muồi.
Tư tưởng quân chủ lập hiến đã lạc hậu.
Câu 4:
Một số cơ quan hành chính tiêu biểu do Pháp xây dựng ở Sài Gòn dưới thời Pháp thuộc:
Đứng đầu thành phố là Đốc lí với Tòa Đốc lí và Hội đồng thành phố với các cơ quan khác: Dinh Độc Lập, Dinh Xã Tây…
Pháp xây dựng các cơ quan này nhằm mục đích:
Nhằm thực hiện ý đồ bóc lột, khai thác thuộc địa.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Quách Thanh Sang
Dung lượng: 39,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)