DE THI CUOI NAM MON TV 5

Chia sẻ bởi Trần Thị Thu Hằng | Ngày 10/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: DE THI CUOI NAM MON TV 5 thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
NĂM HỌC 2008 – 2009
******


A/Kiểm tra đọc : ( 10 đ )
I/ Đọc thành tiếng : ( 5 đ )
-Kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh qua các bài tập đọc từ tuần
29 – 34
-Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 150 chữ
II/ Đọc thầm : ( 5 đ )
Đọc thầm bài “Út Vịnh” trả lời câu hỏi và làm bài tập sau:
Câu1: Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì?
Câu2: Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt?
Câu3: Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ chơi trên đường tàu?
Câu 4: Dấu phẩy trong câu: “Mấy năm nay, đoạn đường này thường có sự cố.”
Câu 5: Tìm một từ đồng nghĩa với từ “trẻ em”. Đặt câu với từ tìm được.
B/ Kiểm tra viết: ( 10 đ )
I/ Chính tả: Nghe - viết:( 5 đ )
Bài viết: Út Vịnh
(Viết đoạn: “Tháng trước … chơi dại như vậy nữa”)
II/Tập làm văn: (5đ)
Đề bài: Tả quang cảnh trường em trước buổi học.













ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT

A/ Kiểm tra đọc: ( 10 đ )
I/ Đọc thành tiếng: ( 5 đ )
+ Đọc đúng tiếng, từ: (1 đ )
(Đọc sai từ 2 – 3 tiếng: (0,5 đ ) ; đọc sai từ 4 tiếng trở lên: ( 0 đ )
+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: (1 đ )
+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu ( không quá 1,5 phút): (1 đ )
+ Đọc to, phải rõ ràng, lưu loát: 1đ
+ Đọc diễn cảm: 1đ
II/ Đọc thầm: (5đ)
Câu1: (1đ) Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray, nhiều khi trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu khi tàu đi qua.
Câu 2: (1đ ) Út Vịnh đã tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em, nhận việc thuyết phục Sơn - một bạn thường chạy trên đường tàu thả diều và đã thuyết phục được Sơn không thả diều trên đường tàu.
Câu3: (1đ) Vịnh lao ra khỏi nhà như tên bắn, la lớn báo tàu hoả đến. Hoa giật mình, ngã lăn ra khỏi đường tàu, Lan đứng ngây người khóc thét. Đoàn tàu ầm ầm lao tới, Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng.
Câu 4: ( 1 đ ) Dấu phẩy có tác dụng: Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
Câu 5: Một số từ đồng nghĩa như: trẻ, trẻ con, trẻ nhỏ, trẻ thơ, con trẻ, con nít, trẻ ranh, nhóc con, thiếu nhi, nhi đồng, thiếu niên,…..
B.Kiểm tra viết (10 đ )
I/ Chính tả ( 5 đ ) :
- Bài không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức: (5 đ )
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết trừ 0,25 điểm.
-Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trìng bày bẩn,… bị trừ 0,5 điểm toàn bài.
II/ Tập làm văn: Đảm bảo các yêu cầu sau ( 5 đ )
+ Viết được bài văn miêu tả quang cảnh trường trước buổi học đủ các phần Mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 12 câu trở lên.
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
- Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5-4 -3,5-3-2,5-2-1,5-1


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Thu Hằng
Dung lượng: 37,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)