ĐỀ THI CHUYÊN ĐỀ

Chia sẻ bởi Đỗ Văn Bình | Ngày 26/04/2019 | 99

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI CHUYÊN ĐỀ thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN

ĐỀ THI KSCL KHỐI 11 LẦN 2 NĂM HỌC 2017-2018
Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề



Câu 1 (1,5 điểm): Đột biến gen là gì? Kể tên các dạng đột biến điểm thường gặp.

Câu 2 (2,5 điểm): Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của một loài sinh vật là 2n = 20.
a) Có bao nhiêu nhiễm sắc thể ở thể đơn bội, thể tam bội và thể tứ bội?
b) Trong các dạng đa bội trên, dạng nào là đa bội lẻ, dạng nào là đa bội chẵn?

Câu 3 (3,0 điểm): Kể tên các loại ARN. Nêu chức năng của từng loại.

Câu 4 (3,0 điểm): Một phân tử mARN có số nuclêôtit loại X là 360, chiếm 24% tổng số nuclêôtit của mARN.
a) Phân tử mARN này có G – X = 180 nuclêôtit. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen đã tổng hợp nên phân tử mARN trên.
b) Gen quy định tổng hợp phân tử mARN trên bị đột biến mất 3 cặp nuclêôtit nằm ở bộ ba thứ 4 và bộ ba thứ 5 của gen, sau đột biến gen giảm 8 liên kết hiđrô so với ban đầu.
- Hãy tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen sau đột biến.
- Chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ gen đột biến có điểm gì khác so với chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ gen bình thường?

---------- HẾT ----------




























SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN

ĐÁP ÁN
THI KSCL KHỐI 11 LẦN 2 NĂM HỌC 2017-2018
Môn: SINH HỌC



Câu
Nội dung
Thang điểm

Câu 1
(1,5đ)
* Đột biến gen: là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến một cặp hoặc một số cặp nuclêôtit.
* Các dạng đột biến điểm thường gặp:
- Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit.
- Đột biến thêm hoặc mất 1 cặp nuclêôtit.
0,5


0,5
0,5

Câu 2
(2,5đ)
a) Số lượng NST ở:
- Thể đơn bội: n = 10
- Thể tam bội: 3n = 30
- Thể tứ bội: 4n = 40

0,5
0,5
0,5


b) Trong các dạng đa bội trên:
- 3n = 30 là đa bội lẻ.
- 4n = 40 là đa bội chẵn.

0,5
0,5

Câu 3 (3,0đ)
* Tên các loại ARN:
- ARN thông tin (mARN).
- ARN vận chuyển (tARN).
- ARN ribôxôm (rARN).

0,5
0,5
0,5


* Chức năng của từng loại ARN:
- mARN: dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã ở ribôxôm.
- tARN: vận chuyển axit amin tới ribôxôm tham gia tổng hợp chuỗi pôlipeptit (đóng vai trò như một người phiên dịch).
- rARN: rARN kết hợp với prôtêin tạo nên ribôxôm (nơi tổng hợp prôtêin).

0,5
0,5

0,5

Câu 4
(3,0đ)
a) Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen đã tổng hợp nên phân tử mARN:
- Tổng số nu của gen = 2×(360×100):24 = 3000 (nu)
- Trên mARN có: mX=360 (nu);
mG – mX = 180 (nu) => mG = 540 (nu)
- Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là:
G = X = 540 + 360 = 900 (nu);
A = T = (3000:2) – 900 = 600 (nu).


0,5

0,5


0,5


b)
- Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen sau đột biến:
Theo bài ra: gen bị đột biến mất 3 cặp nu, giảm 8 liên kết hiđrô => gen bị đột biến mất 2 cặp G-X và 1 cặp A-T.
- Số lượng nu từng loại của gen sau đột biến là:
A = T = 600 – 1 = 599 (nu); G = X = 900 – 2 = 898 (nu)
- Chuỗi pôlipeptit giảm 1 axit amin và có 1 axit amin khác.


0,5


0,5
0,5


---------- HẾT ----------


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Văn Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)