De thi chon hsg lan 2/2011

Chia sẻ bởi Trần Thanh Đoàn | Ngày 26/04/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: de thi chon hsg lan 2/2011 thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Sở GD& ĐT Hà Tĩnh KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG
Trường THPT Cù Huy Cận Lớp 10 – Năm học: 2010 - 2011
---------------
Đề chính thức Môn : Ngữ văn – Thời gian làm bài: 180 phút.

Câu 1 (8 điểm):
Từ sự hổ thẹn của người anh hùng Phạm Ngũ Lão thể hiện trong bài thơ “Thuật hoài”gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về lẽ sống của người thanh niên trong thời đại hiện nay.
Câu 2 (12 điểm):
Suy nghĩ của anh (chị) về tư tưởng ở hiền gặp lành trong truyện cổ tích Tấm Cám?



- Giám thị không giải thích gì thêm -















ĐÁP ÁN
Câu 1:
I. Yêu cầu về kỹ năng:
- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận về một vấn đề xã hội được đặt ra từ tác phẩm văn học.
- Bố cục hợp lý, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, mạch lạc.
II. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo những ý cơ bản sau:
1. Giới thiệu về người anh hùng Phạm Ngũ Lão và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Thuật hoài:
- Phạm Ngũ Lão sống vào thời đại nhà Trần, là người văn võ song toàn, là môn khách của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuần, từng có đóng góp lớn vào cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông lần thứ 3. Một trong những con người tiêu biểu cho thời đại nhà Trần.
- Bài thơ Thuật hoài vừa thể hiện vẻ đẹp về phẩm chất, nhân cách của người anh hùng Phạm Ngũ Lão, vừa mang hào khí dân tộc của thời đại anh hùng.
- Bài thơ Thuật hoài cùng nhân cách, phẩm chất của người anh hung qua các giai thoại về Phạm Ngũ Lão trở thành lẽ sống cho muôn đời về sau.
2. Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão thể hiện qua bài thơ Thuật hoài: Qua bài thơ, ta thấy, người anh hùng Phạm Ngũ Lão thẹn với Vũ Hầu – Gia Cát Lượng (người anh hùng thời Tam quốc của Trung Quốc) vì 3 lý do sau:
- Lòng khiêm tốn chân thành, thấy công lao của mình quá bé nhỏ so với nợ công danh của một đấng nam nhi.
- Lòng yêu nước sâu sắc, không hài lòng với công trạng mà mình đã đóng góp cho giang sơn, xã tắc.
- Lý tưởng sống: không bằng long, không tự thỏa mãn với thành tích của chính bản thân mình.
Nhận xét: Đó là nỗi thẹn cao quý, động lực để con người vươn đến đỉnh cao, không ngủ quên trên vinh quang chiến thắng.
3. Bàn luận về lẽ sống của thanh niên ngày nay:
- Lẽ sống của thanh niên ngày nay được hình thành, hun đúc và bồi đắp theo chiều dại của lịch sử dân tộc. Đó là lẽ sống biết cống hiến, biết hy sinh vì sự nghiệp của dân tộc.
- Đại bộ phận thanh niên có ý thức xây dựng và thực hiện theo lý tưởng cao đẹp, luôn là sẵn sàng, tiên phong trong các cuộc cách mạng, xung kích tình nguyện vì cuộc sống của cộng đồng, vì mục tiêu lý tưởng của cách mạng. Họ biết “thẹn”, biết xấu hổ khi không thực hiện được lý tưởng sống cao đẹp của mình để cống hiến cho tổ quốc, cho nhân dân
- Tuy nhiên, một số ít thanh niên ngủ quên với hiện tại cuộc sống của mình. Sống theo chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, hẹp hòi,…
4. Bài học rút ra cho bản thân:
- Con người chỉ thất sự hạnh phúc khi đã biết sống vì lý tưởng, biết thẹn với mọi người và thẹn với lòng mình khi chưa thực hiện được lý tưởng sống cao đẹp của mình.
- Trong bất kỳ hoàn cảnh nào mỗi con người cần được bồi đắp, trao dồi và xây dựng lý tưởng cao đẹp của mình.
Biểu đểm:
7 – 8 điểm: đáp ứng tốt các yêu cầu của đề ra, khuyến khích bài làm sáng tạo về việc lựa chọn phương thức biểu đạt, liên hệ được những dẫn chứng tiêu biểu.
5 – 6 điểm: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên nhưng còn mắc một số lỗi trình bày, bài làm còn chưa thật sự sâu sắc, sáng tạo.
3 -4 điểm: Xác định được yêu cầu đề nhưng mắc nhiều lỗi trong trình bày, thiếu sáng tạo, dẫn chứng không tiêu biểu.
1 – 2 điểm: Không xác định được yêu cầu đề, mắc nhiều lỗi trình bày.
Câu 2:
I. Yêu cầu về kỹ năng:
- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận về một phương diện của tác phẩm văn học.
- Bố cục hợp lý, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thanh Đoàn
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)