Đề thi chọn HSG

Chia sẻ bởi Lieu Phuoc Long | Ngày 27/04/2019 | 138

Chia sẻ tài liệu: Đề thi chọn HSG thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:




Đề chính thức


(Đề thi có 02 trang)
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10
Năm học 2017-2018
Môn: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút
(Không kể thời gian phát đề)


Câu 1 (2,0 điểm):
Xét hợp chất với hidro của các nguyên tố nhóm VA. Góc liên kết HXH (X là kí hiệu nguyên tố nhóm VA) và nhiệt độ sôi được cho trong bảng dưới đây.
Đặc điểm
NH3
PH3
AsH3
SbH3

Góc HXH
107o
93o
92o
91o

Nhiệt độ sôi (oC)
-33,0
-87,7
-62,0
-18,0

 So sánh và giải thích sự khác biệt giá trị góc liên kết và nhiệt độ sôi của các chất này.
Câu 2 (3,0 điểm):
Cho sơ đồ phản ứng như hình bên.
Chọn các chất X1, X2, X3, X4, X5 thích hợp rồi viết 10 phương trình phản ứng. (Biết X là nguyên tố clo; X3, X4 là muối có chứa oxi của X; X5 là muối không chứa oxi của X).

Câu 3 (3,0 điểm):
Cho nguyên tố X, ở trạng thái cơ bản có 11 electron thuộc các phân lớp p. X có hai đồng vị hơn kém nhau hai nơtron. Trong đồng vị số khối lớn, số hạt mang điện gấp 1,7 lần hạt không mang điện.
a) Viết cấu hình electron của X.
b) Xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn.
c) Xác định thành phần cấu tạo của hai đồng vị và thành phần % theo khối lượng của mỗi đồng vị trong X tự nhiên biết nguyên tử khối (NTK) trung bình của X bằng 35,48. Coi NTK có giá trị bằng số khối.
Câu 4 (3,0 điểm):
Hoà tan hoàn toàn 6,3175 gam hỗn hợp gồm 3 muối NaCl, KCl, MgCl2 vào nước rồi thêm vào đó 100 ml dung dịch AgNO3 1,2M, sau phản ứng, lọc tách riêng kết tủa A và dung dịch B. Cho 2 gam Magiê vào dung dịch B, khi phản ứng kết thúc, lọc tách riêng kết tủa C và dung dịch D. Cho kết tủa C vào dung dịch HCl loãng dư, sau phản ứng thấy khối lượng kết tủa C giảm đi 1,844 gam. Thêm NaOH dư vào dung dịch D lọc lấy kết tủa, nung đến khối lượng không đổi được 0,3 gam chất rắn.
a) Viết các phương trình hoá học xảy ra.
b) Tính khối lượng kết tủa A và C.
c) Tính phần trăm khối lượng của các chất trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 5 (3,0 điểm):
Đốt cháy hoàn toàn một lượng S trong bình kín chứa hỗn hợp khí N2, O2 và SO2 lấy theo tỉ lệ thể tích 3:1:1 (cùng đktc). Sau khi đốt cong đưa về điều kiện nhiệt độ ban đầu thì được hỗn hợp khí có tỉ khối so với hỗn hợp đầu là 1,089.
a) Áp suất trong bình trước và sau phản ứng có thay đổi không? Vì sao?
b) Tính phần trăm thể tích hỗn hợp khí sau phản ứng.
c) Chứng minh rằng: tỉ khối của hỗn hợp khí thu được so với hỗn hợp đầu thay đổi trong khoảng 1  d  1,18.
Câu 6 (3,0 điểm):
Cho hỗn hợp X gồm 2 chất rắn FeCO3 và FeS2. Cho X cùng một lượng O2 vào một bình kín có thể tích V lít. Đốt nóng bình cho phản ứng xảy ra (giả thiết khả năng phản ứng của 2 muối là như nhau, sản phẩm phản ứng là Fe2O3), sau phản ứng đưa về điều kiện ban đầu thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z, áp suất trong bình lúc này là P. Để hoà tan chất rắn Y cần 200 ml dung dịch HCl 0,3M, thu được hỗn hợp khí M và sản phẩm E còn lại, nếu đưa M vào bình kín thể tích V lít ở cùng điều kiện với Z thì áp suất trong bình lúc này là . Thêm dung dịch NaOH dư vào sản phẩm E được chất rắn F, lọc lấy F và làm khô ngoài không khí cân được 3,85 gam (không nung).
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b) Tính % khối lượng các muối trong hỗn hợp X.
Câu 7 (3,0 điểm):
Cho x gam một muối halogen của một kim loại kiềm tác dụng với 250 ml dung dịch H2SO4 đặc, nóng (vừa đủ). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp sản phẩm A trong đó có một khí B (mùi trứng thối). Cho khí B
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lieu Phuoc Long
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)