Đề thi chọn HSG

Chia sẻ bởi Trần Nam Phong | Ngày 26/04/2019 | 87

Chia sẻ tài liệu: Đề thi chọn HSG thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH
TRƯỜNG THPT ĐỨC THỌ

ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG, NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn thi: NGỮ VĂN LỚP 11
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề


Câu 1: (8.0 điểm): Ngạn ngữ có câu: “Cuộc đời ngắn ngủi không cho phép ta ước vọng quá nhiều”. Nhà văn Nga M. Pris-vin lại cho rằng: “Phải ước mơ nhiều hơn nữa, phải thiết tha hơn nữa để biến tương lai thành hiện tại”.
Suy nghĩ của anh/chị về những quan niệm trên
Câu 2: (12.0 điểm): “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường tuyệt lộ bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường; để bênh vực cho những người không còn ai bênh vực”.
(Nguyễn Minh Châu)
Anh/chị hiểu như thế nào về nhận định trên? Hãy làm sáng tỏ bằng việc phân tích mối quan hệ giữa các nhân vật chính trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao.
---------------Hết---------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm
















SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH
TRƯỜNG THPT ĐỨC THỌ

HƯỚNG DẪN CHẤM
THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG, NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn thi: NGỮ VĂN LỚP 11


Câu
Yêu cầu cần đạt
Biểu điểm

1
a. Giải thích ý kiến
- Ý kiến thứ nhất:
+ Cuộc đời ngắn ngủi: Thời gian con người sống, tồn tại không dài.
+ Ước vọng: Mơ ước, mong muốn, khát vọng
+ Ước vọng quá nhiều: Ước mong quá lớn, quá cao xa, không thực hiện được sẽ dẫn đến bất hạnh.
Ý cả câu: Vì cuộc đời con người ngắn ngủi nên mỗi người không đủ thời gian thực hiện nhiều mơ ước, mong muốn, nhất là những mơ ước, mong muốn xa rời thực tế.
- Ý kiến thứ hai:
+Phải ước mơ nhiều hơn nữa, phải thiết tha hơn nữa : Cấu trúc tăng tiến, nhấn mạnh việc con người cần phải biết ước mơ, khát vọng.
+ Tương lai: Những điều chưa đến, con người đang mong chờ.
+ Hiện tại: Những cái đang diễn ra.
Ý cả câu: Con người cần mơ ước nhiều hơn, khao khát mãnh liệt hơn để biến những điều mơ ước thành hiện thực.
- Hai ý kiến tuy trái ngược nhau song đều đưa ra những lời khuyên bổ ích, giúp con người có những định hướng đúng đắn trong cuộc sống vốn dĩ nhiều khó khăn và phức tạp.
2.5


b. Bình luận
- Nếu không biết mơ ước, không có những ước mơ cao xa, con người không thể vượt lên thực tại để thực hiện những điều tốt đẹp, kì diệu.
- Tuy nhiên, không phải cứ ước mơ thật nhiều, khát khao mãnh liệt thì tất cả đều trở thành hiện thực, vì có những ước mơ viễn vông, lãng mạn, xa rời thực tế khiến con người dễ bị rơi vào ảo tưởng, thất vọng.
- Do vậy, cần biết kết hợp giữa ước mơ và thực tại, phải theo đuổi ước mơ nhưng không được mơ ước viển vông. Trong xã hội, có những kẻ sống quá thực dụng, không dám mơ ước và những kẻ mơ tưởng hão huyền, tất cả đều đáng phê phán.
3.5


c. Bài học nhận thức và hành động
- Phải có những hành động tích cực để biến ước mơ thành hiện thực, phải nỗ lực hết mình để thành công.
- Luôn tự tin vào năng lực của bản thân để tránh những biểu hiện của tư tưởng an phận và mơ ước viển vông.
2.0

2
1. Giải thích nhận định
a. Giải thích
- Trước hết: điều kiện cần thiết nhất, quan trọng nhất
- Những người cùng đường tuyệt lộ bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường: Những con người, những thân phận đau khổ, bế tắc, tuyệt vọng….
- Nâng giấc: cảm thông, chia sẻ, an ủi, bênh vực…
=> Nhà văn là người an ủi, động viên, chia sẻ, nâng đỡ con người, đặc biệt là những con người đau khổ. Đồng thời nhà văn phải biết bênh vực, đấu tranh chống cái xấu, cái ác để bảo vệ quyền sống, nhân phẩm của con người, nhất là những con người không còn được ai che chở. Đó là thiên chức của người nghệ sĩ.
b. Khẳng định ý kiến:
- Xuất phát từ mục đích của sáng tạo nghệ thuật, từ thiên chức của người nghệ sĩ: Nhà văn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Nam Phong
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)