Đề thi chọn HSG

Chia sẻ bởi Hoàng Trang Nhã | Ngày 26/04/2019 | 78

Chia sẻ tài liệu: Đề thi chọn HSG thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

Đề mục
Trang

MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU
3

PHẦN II. NỘI DUNG
5

I, LÝ THUYẾT:
5

II, CÁC DẠNG BÀI TẬP
11

DẠNG 1: TOÁN VẼ
11

DẠNG 2:CÁC LOẠI BÀI TẬP CÓ TÍNH TOÁN
THƯỜNG GẶP VỀ THẤU KÍNH
21

I) CÁC VÍ DỤ VỀ XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ ẢNH VÀ VẬT
23

II)CÁC VÍ DỤ VỀ DI CHUYỂN VẬT, THẤU KÍNH HOẶC MÀN
28

III)CÁC VÍ DỤ VỀ ẢNH CỦA HAI VẬT ĐỐI MỘT THẤU KÍNH HOẶC ẢNH CỦA MỘT VẬT ĐẶT GIỮA HAI THẤU KÍNH
41

IV) CÁC VÍ DỤ VỀ THẤU KÍNH
VỚI MÀN CHẮN SÁNG
46

V, BÀI TẬP TỔNG HỢP XÁC ĐỊNH TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH
50

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
52

BÀI HỌC KINH NGHIỆM
53

PHẦN III: KẾT LUẬN
54

TÀI LIỆU THAM KHẢO
55





`
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Giáo dục: GD
Học sinh: HS
Trung học cơ sở: THCS
Trung học phổ thông: THPT
Học sinh giỏi: HSG
Nhà xuất bản: NXB
Thấu kính hội tụ: TKHT
Thấu kính phân kì: TKPK

PHẦN I : MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của chuyên đề
Nâng cao chất lượng dạy học nói chung và chất lượng dạy học vật lí nói riêng là nhiệm vụ cấp bách hiện nay của các trường phổ thông. Trong dạy học vật lí có thể nâng cao chất lượng dạy học và phát triển năng lực nhận thức của học sinh bằng nhiều biện pháp và nhiều phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng, nên đòi hỏi mỗi chúng ta phải biết lựa chọn, phối hợp các phương pháp một cách thích hợp để chúng bổ sung cho nhau nhằm giúp học sinh phát huy tối đa khả năng tư duy độc lập, tư duy logic và tư duy sáng tạo của mình.
Bài tập vật lí là một biện pháp quan trọng để thực hiện nhiệm vụ đó. Bài tập vật lí giúp học sinh đào sâu và mở rộng kiến thức một cách sinh động, phong phú, giúp cho giáo viên củng cố và hệ thống hóa kiến thức một cách thuận lợi, rèn luyện được nhiều kĩ năng cần thiết về vật lí góp phần vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh.
Bài tập vật lí giúp cho học sinh phát triển năng lực nhận thức, rèn trí thông minh. Một bài tập có nhiều cách giải, ngoài cách giải thông thường, quen thuộc còn có cách giải độc đáo, thông minh, sáng tạo, ngắn gọn và chính xác. Việc đề xuất một bài tập có nhiều cách giải, yêu cầu học sinh tìm được lời giải hay, ngắn gọn, nhanh trên cơ sở các phương pháp giải toán, các qui luật chung của vật lí cũng là một biện pháp có hiệu quả nhằm phát triển tư duy và trí thông minh cho học sinh.
Xuất phát từ nhiệm vụ năm học do Phòng giáo dục - Đào tạo và Trường THCS Yên Lạc đề ra, với mục tiêu: “Nâng cao số lượng và chất lượng ở các đội tuyển HSG các cấp, đặc biệt là HSG cấp tỉnh”.
Qua nhiều năm giảng dạy ở trường THCS và tìm hiểu đề thi HSG các năm gần đây, tôi nhận thấy số lượng các bài tập về thấu kính trong các đề thi HSG và đề thi vào các trường THPT chuyên chiếm một tỉ lệ tương đối cao trong chương trình THCS và trong các đề thi học sinh giỏi các cấp.
Từ thực tế trên tôi đã chọn chuyên đề “MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ THẤU KÍNH” nhằm giúp các em học sinh có kinh nghiệm trong giải toán vật lí , các em hệ thống hóa được các kiến thức. Giúp các em có phương pháp giải các dạng bài tập về thấu kính và có hứng thú, say mê trong học tập vật lí, đặc biệt ở THCS nói riêng.
Việc biên soạn chuyên đề trên nhằm đáp ứng nguyện vọng trên của các em học sinh muốn ôn tập, luyện tập, chuẩn bị cho kì thi học sinh giỏi các cấp và kì thi tuyển sinh vào các trường THPT chuyên.

II. Mục đích nghiên cứu.
- Xây dựng hệ thống bài tập và phương pháp giải đặc trưng cho các bài tập về thấu kính.
- Cung cấp cho học sinh một số kỹ năng đánh giá nhận dạng các bài tập đặc trưng.
- Chuẩn bị tốt kiến thức cho bản thân, đặc biệt là vận dụng các kiến thức đó vào công tác giảng dạy góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy.
III. Đối tượng nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các kiến thức vật lí cơ bản và nâng cao về thấu kính, từ đó áp dụng vào việc giải và xây dựng hệ thống bài phục vụ cho
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Trang Nhã
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)