Đề thi chọn HSG

Chia sẻ bởi Ngô Thanh Lựu | Ngày 26/04/2019 | 127

Chia sẻ tài liệu: Đề thi chọn HSG thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

ND. Câu 1: Đâu là mục tiêu chủ yếu của cuộc đấu tranh của nhân dân các nước Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Giải phóng dân tộc. B. Chống chủ nghĩa thực dân mới, giành và bảo vệ độc lập.
C. Chống chế độ thực dân cũ, giành độc lập. D. Chống chế độ phân biệt chủng tộc.
Câu 2: Thắng lợi của cách mạng Cuba có ý nghĩa gì đối với các nước Mĩ Latinh?
A. Đánh dấu sự sụp đổ về cơ bản của chủ nghĩa thực dân mới và hệ thống thuộc địa của nó.
B. Chấm dứt thời kì thống trị của chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ ở Cuba và các nước Mĩ Latinh.
C. Mở ra thời kì mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh. D. Đánh dấu Mĩ Latinh trở thành “đại lục núi lửa”.
Câu 3: Vì sao Mỹ đề xướng thành lập tổ chức “Liên minh vì tiến bộ” (tháng 8/1961) ở Mĩ Latinh?
A. Chế độ XHCN sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu, phong trào cách mạng Mỹ Latinh mất chỗ dựa.
B. Các nước Mỹ Latinh đã lần lượt đánh đổ được các thế lực thân Mỹ, giành lại độc lập và chủ quyền của dân tộc mình.
C. Ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba.
D. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh, trở thành "lục địa bùng cháy".
Câu 4: Năm 1960 được gọi là Năm Châu Phi vì
A. có 17 nước châu Phi nổi dậy khởi nghĩa vũ trang giành độc lập. B. có 17 nước châu Phi gia nhập Liên hợp quốc.
C. tất cả các nước châu Phi giành được chính quyền. D. có 17 nước châu Phi được trao trả độc lập.
Câu 5: Trong những nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là nguyên nhân chủ quan làm cho phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919-1926) cuối cùng bị thất bại? A. Hệ tư tưởng dân chủ tư sản đã trở nên lỗi thời, lạc hậu.
B. Do chủ nghĩa Mác- Lênin chưa được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam.
C. Thực dân Pháp còn mạnh, đủ khả năng đàn áp phong trào. D. Giai cấp tư sản dân tộc do yếu kém về kinh tế nên ươn hèn về chính trị; tầng lớp tiểu tư sản do điều kiện kinh tế bấp bênh nên không thể lãnh đạo phong trào cách mạng.
Câu 6: Biểu hiện rõ nhất chứng tỏ xu hướng hướng về châu Á ngày càng đậm nét trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản giai đoạn sau thập niên 70 là
A. Nhật Bản tiến hành hợp tác về kinh tế, khoa học kĩ thuật- giáo dục với các nước châu Á.
B. viện trợ ODA của Nhật Bản giành cho các nước châu Á ngày càng tăng.
C. Nhật Bản tăng cường xâm nhập kinh tế vào các nước châu Á.
D. các học thuyết đối ngoại về sau đều thể hiện sự coi trọng quan hệ với các nước Châu Á.
Câu 7: Ý nào dưới đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa hiện nay:
A. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
B. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia và sự sáp nhập, hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn. C. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực (IMF, WB, WTO...)
D. Các nước đang phát triển đề ra chính sách bảo hộ nền kinh tế của mình trước sự chèn ép của các nước lớn.
Câu 8: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, mâu thuẫn nào là mâu thuẫn giai cấp cơ bản của cách mạng?
A. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản.B. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân, nông dân với đế quốc Pháp.
C. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với đế quốc Pháp. D. Mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với địa chủ.
Câu 9: Đâu không phải là điều kiện thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi bùng nổ và giành thắng lợi?
A. Hệ thống XHCN trên thế giới hình thành. B. Giai cấp vô sản ở châu Phi trưởng thành, đủ sức nắm ngọn cờ lãnh đạo phong trào. C. Các nước đế quốc nhiều thuộc địa ở châu Phi suy yếu do bị tàn phá nặng nề trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
D. Thắng lợi của phe Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 10: Công lao trong quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925 là
A. chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thanh Lựu
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)