Đề thi chọn HSG
Chia sẻ bởi Hồ Huy Nam |
Ngày 17/10/2018 |
86
Chia sẻ tài liệu: Đề thi chọn HSG thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT VIỆT YÊN
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2011-2012
Môn : NGŨ VĂN 6
Thời gian làm bài : 120 phút
Câu 1 (4 điểm)
Trong truyện “Buổi học cuối cùng”, thầy Ha-men có nói: “... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...”. Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy?
Câu 2 (4 điểm)
Trong đoạn thơ sau từ đường có những nghĩa nào? Hãy giải thích nghĩa của các từ đường có trong đoạn thơ.
Nghìn năm nửa lạ nửa quen
Đường xuôi về biển đường lên núi rừng
Bàn chân đặt lại bàn chân
Tóc xanh rơi mọc mấy tầng cỏ may
Lưới đường chằng chịt trên tay
Trời ghi định mệnh tháng ngày lao đao
Từ nơi vầng trán thanh cao
Buồn vui chi cũng hằn bao nếp đường…
( Lê Quốc Hán- Lời khấn nguyện)
Câu 3 (12 điểm)
Thế là mùa đông rét mướt đã ra đi. Mùa xuân xinh đẹp lại về, cây cối đâm chồi nảy lộc, trăm hoa đua nở, vạn vật tràn đầy sức sống mới.
Em hãy viết bài văn tả cảnh nơi em ở vào mùa xuân tươi đẹp đó.
HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2011-2012
Môn : NGŨ VĂN 6
Câu 1 (4 điểm)
- Câu nói của thầy Ha-men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do. Tiếng nói của mỗi dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo của biết bao thế hệ qua hàng ngàn năm, đó là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy, khi bị kẻ xâm lược đồng hóa về ngôn ngữ, tiếng nói của dân tộc bị mai một thì dân tộc ấy khó mà có thể giành lại được độc lập, thậm chí rơi vào nguy cơ diệt vong. Ví dụ:
+ Trong lịch sử đấu tranh của dân tộc ta, hơn 1000 năm Bắc thuộc, bọn phong kiến phương Bắc không thể đồng hóa được nhân dân ta, tuy chúng ta có tiếp thu tiếng Hán, nhưng tiếng Việt vẫn không mất đi.
+ Dưới thời Pháp thuộc, các nhà trường chủ trương dạy bằng tiếng Pháp... Tiếng Việt của chúng ta không những không mất đi mà ngày nay, tiếng Việt của chúng ta vẫn được giữ gìn và phát triển.
- Mỗi chúng ta phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do. Câu 2 (4 điểm)
- từ đường1,2 trong đoạn thơ mang nghĩa gốc: chỉ lối đi lại , nối liền từ nơi này đến nơi khác.
- từ đường3 trong đoạn thơ mang nghĩa chuyển: chỉ những nếp chỉ tay trong lòng bàn tay của mỗi người.
- từ đường4 trong đoạn thơ mang nghĩa chuyển: chỉ những nếp nhăn trên trán của con người.
Câu 3 (12 điểm)
Bài viết đúng thể loại văn miêu tả, kiểu bài tả cảnh. Nội dung thể hiện được yêu cầu của bài: tả cảnh nơi em ở vào mùa xuân tươi đẹp. Nội dung bài viết cần làm rõ các ý:
1. MB: Giới thiệu được cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân
- Vẻ đẹp quang cảnh nơi em ở tràn đầy sức sống đang độ xuân về ( bầu trời trong xanh, cây cối hai bên đường đâm chồi nảy lộc, chim chóc hót líu lo, tiết trời ấm áp, ong bướm rập rờn; âm thanh, màu sắc....).
- Những đổi mới nơi em ở:)
+ Làng quê xanh mướt một màu: cánh đồng lúa xanh rì đang thì con gái, cây cối trong vườn xanh tốt...
+ Đường thôn, ngõ xóm xanh - sạch, nhà vừa được xây dựng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hồ Huy Nam
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)