De thi chon hoc sinh gioi binh phuoc 2010

Chia sẻ bởi Nguyễn Quang Hữu | Ngày 27/04/2019 | 104

Chia sẻ tài liệu: de thi chon hoc sinh gioi binh phuoc 2010 thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
BÌNH PHƯỚC LỚP 12 - THPT
Năm học: 2009-2010

Đề chính thức

ĐỀ THI
Môn thi: Giáo dục công dân
Thời gian: 180 phút (không tính thời gian phát đề).


Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học và thực tế cuộc sống, em hãy giải thích quan điểm: Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. (5 điểm)
Câu 2: Chủ nghĩa xã hội là gì? Những đặc trưng cơ bản của Chủ nghĩa xã hội ở Việt nam? Trình bày các đặc điểm thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta? (5 điểm)

Câu 3: Trình bày những hiểu biết cơ bản đã được học về nội dung pháp luật và đời sống? (5 điểm)

Câu 4: Đạo đức là gì? Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình, xã hội? Nêu sự giống nhau, khác nhau giữa đạo đức và pháp luật. (5 điểm)

HẾT





















ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP TỈNH LỚP 12 – THPT
MÔN: Giáo dục công dân
Năm học: 2009 - 2010


CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM

I

1.Nhận thức là gì?
Bàn về nhận thức từ xưa đến nay, có nhiều quan điểm khác nhau:
- Các nhà triết học duy tâm cho rằng nhận thức do bẩm sinh hoặc thần linh mách bảo mà có.
- Các nhà duy vật trước Mác lại quan niệm nhận thức chỉ là sự phản ánh đơn giản, máy móc, thụ động về sự vật, hiện tượng.
Triết học duy vật biện chứng cho rằng, nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn, quá trình nhận thức diễn ra rất phức tạp gồm hai giai đoạn: Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
*Nhận thức cảm tính: Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức, nó được thể hiện dưới 3 hình thức từ thấp đến cao: Cảm giác, tri giác, biểu tượng - Đây là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác (giác quan) với sự vật, hiện tượng, 3 hình thức này không tách rời nhau. Nội dung phản ánh là đem lại cho con người hiểu biết về các thuộc tính riêng lẻ, bên ngoài của sự vật hiện tượng.
*Nhận thức lý tính: Là giai đoạn nhận thức tiếp theo, dựa trên các tài liệu do nhận thức cảm tính đem lại, nhờ các thao tác của tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá…để tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng. Giai đoạn nhận thức này gồm 3 hình thức: Khái niệm, phán đoán, suy lý - 3 hình thức này không tách rời nhau mà có mối quan hệ biện chứng, tác động và quy định lẫn nhau.
*Kết luận: Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc của con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng.
2.Thực tiễn là gì?
- Triết học duy vật biện chứng cho rằng: Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
- Hoạt động thực tiễn rất đa dạng và ngày càng phong phú nhưng có 3 hình thức cơ bản là: Hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động thực nghiệm khoa học.
- Trong những hoạt động kể trên, hoạt động sản xuất vật chất là cơ bản nhất, vì nó quyết định các hoạt động khác và xét cho cùng, các hoạt động khác đều nhằm phục vụ hoạt động
3. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
- Thực tiễn là cơ sở của nhận thức: Mọi nhận thức của con người dù gián tiếp hay trực tiếp đều bắt nguồn từ thực tiễn. Nhờ có sự tiếp xúc, tác động vào sự vật, hiện tượng mà con người phát hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản chất, quy luật của chúng.
- Thực tiễn là động lực của nhận thức: Thực tiễn còn luôn đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ, phương hướng cho nhận thức phát triển. Ph. Ăng-ghen nhận định: “Khi xã hội có nhu cầu về kỹ thuật thì nó thúc đẩy khoa học phát triển hơn mười trường đại học”.
- Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi nó được vận dụng vào thực tiễn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Quang Hữu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)