đề thi chất lượng học kỳ II
Chia sẻ bởi Phạm Ngọc Hà |
Ngày 26/04/2019 |
51
Chia sẻ tài liệu: đề thi chất lượng học kỳ II thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
I. Phần chung: ( 5.0 điểm) Dành cho tất cả các thí sinh
Câu 1(2.0 điểm).
Truyện ngắn "Chí Phèo" của Nam Cao đã trải qua những lần đổi tên nào? Hãy nhận xét về các nhan đề của tác phẩm?
Câu 2: (3.0 điểm).
Trong một bài viết đăng trên báo Sài Gòn năm 1992, cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có viết: "Mỗi đêm, tôi nhìn trời đất để học về lòng bao dung...Sông vẫn chảy đời sông, suối vẫn trôi đời suối. Đời người cũng chỉ sống có một lần và hãy thả trôi đi những tị hiềm, dối trá".
Từ ý tưởng trên, em hãy viết một bài văn (không quá 600 từ) bàn về lòng bao dung của con người.
I. Phần riêng: ( 5.0 điểm)
Thí sinh chọn một trong hai câu theo chương trình cơ bản hoặc nâng cao.
Câu 3a. Theo chương trình chuẩn
Dưới đây là những cách cảm thụ khác nhau về bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử:
- Bài thơ là bức tranh thơ mộng, huyền ảo về cảnh và người xứ Huế.
- Bài thơ thể hiện mối tình đơn phương, tuyệt vọng của thi sĩ với một cô gái quê gốc ở thôn Vĩ Dạ.
- Bài thơ nói lên khát vọng sống da diết, khắc khoải đến tội nghiệp của nhà thơ trong những năm cuối đời.
Em có tán đồng với những ý kiến trên không? Hãy nêu cảm nhận của mình về bài thơ.
Câu 3b. Theo chương trình nâng cao.
Ấn tượng sâu sắc nhất của em về bài thơ "Tương tư" của Nguyễn Bính.
- Hết -
KHUNG MA TRẬN ĐỀ THI KHỐI LẦN 3
Chủ để
Thể loại
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Điểm
1.Nghị luận xã hội
0,5
0,5
1,0
1,0
3,0
2. Nghị luận văn học:
a. Văn học sử
b. Văn bản văn học
1,0
0,5
1,0
1,0
2,0
1,5
2,0
5,0
2,0
2,5
3,0
2,5
10,0
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI KHỐI LẦN 3 - KHỐI 11-
MÔN VĂN - NĂM HỌC 2011- 2012
I. Yêu cầu về kỹ năng:
- Bài làm phù hợp với yêu cầu của đề, bố cục đầy đủ.
- Sử dụng hợp lý và thành thạo các thao tác nghị luận.
- Diễn đạt trong sáng, mạch lạc, có màu sắc văn chương.
- Không sai chính tả, ngữ pháp, sai kiến thức.
II. Yêu cầu về nội dung:
- Giám khảo có thể linh hoạt cho điểm, bài làm học sinh cần đảm bảo những nội dung chính như sau:
Câu 1:(2,0 điểm):
- Mỗi tác phẩm nghệ thuật ra đời đều có những bước thăng trầm, trải qua những lần thử nghiệm, thay đổi. Tác phẩm CP của NC cũng không nằm ngoại quy luật đó.
- Tác phẩm "Chí Phèo" đã trải qua 3 lần đổi tên. Ban đầu nhà văn đặt nhan đề là "Cái lò gạch cũ". Khi in thành sách lần đầu, nhà xuất bản đã tự ý đổi tên thành "Đôi lứa xứng đôi". Sau đó, khi cho in lại trong tập "Luống cày", tác gải đặt lại tên là "Chí Phèo".
- Ý nghĩa của mỗi tên gọi:
+ "Cái lò gạch cũ": hình ảnh này xuất hiện trong tác phẩm 2 lần (đầu và cuối tác phẩm), vừa gợi ra nguồn gốc xuất thân của Chí Phèo vừa phản ánh một hiện tượng có tính chất quy luật diễn ra ở nông thôn VN trước cách mạng: người nông dân lưu manh, tha hoá. Chí Phèo cha chết đi, số phận của thế hệ sau cũng sẽ bất hạnh, nghiệt ngã như vậy. Đây là một nhan đề giàu ý nghĩa nhưng chưa thể hiện hết dụng ý nghệ thuật của nhà văn, chưa nói được tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn đối với người nông dân, đồng thời còn thể hiện cái nhìn bi quan, yếm thế về số phận của họ.
+ "Đôi lứa xứng đôi": nhan đề này khá hấp dẫn nhưng chỉ có tính chất "ăn khách" vì gợi ra mối
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Ngọc Hà
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)