ĐỀ THI CĐ 2

Chia sẻ bởi Đỗ Văn Bình | Ngày 26/04/2019 | 66

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI CĐ 2 thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

SỞ GD - ĐT VĨNH PHÚC
Trường THPT Liễn Sơn

ĐỀ THI KHẢO SÁT LẦN 2 NĂM HỌC 2014-2015
MÔN : NGỮ VĂN - LỚP 10 - KHỐI C, D
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề


Phần I: Đọc – hiểu(3,0 điểm):
Đọc các văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”.
và:
“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.
Ai ơi, nếm thử mà xem!
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi”.

Hai lời than than đều mở đầu bằng “Thân em như…”với âm điệu xót xa, ngậm ngùi. Người than thân là ai và thân phận họ thế nào?
Thân phận có nét chung nhưng nỗi đau của từng người lại mang sắc thái riêng, được diễn tả bằng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ khác nhau. Anh(chị) cảm nhận được gì qua mỗi hình ảnh?
Trong nỗi đau đó, ta vẫn thấy nét đẹp của họ. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) về vẻ đẹp của người phụ nữ trong hai bài ca dao trên.

Phần II: Làm văn(7,0 điểm):
Học hai câu thơ cuối của bài “Thuật hoài”(Phạm Ngũ Lão), có bạn cho rằng: Sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì. Ngược lại, có bạn ca ngợi và cho rằng đó là biểu hiện của một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước. Hãy cho biết ý kiến của anh(chị).
Từ nỗi “thẹn” của Phạm Ngũ Lão, anh(chị) suy nghĩ gì về lý tưởng sống của thanh niên ngày nay.

………………..Hết………………..







 







ĐÁP ÁN
Phần
Nội dung cần đạt
Điểm

Phần I: Đọc – hiểu(3,0 điểm):

Người than thân: Những người phụ nữ trong xã hội cũ.
Thân phận của họ có những nét tương đồng: Thân phận bất hạnh, phụ thuộc hoàn toàn vào hoàn cảnh.

0,5


Nỗi đau của từng người lại mang sắc thái riêng, được diễn tả bằng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ khác nhau:
+ Hình ảnh so sánh,ẩn dụ “tấm lụa đào” chỉ cô gái đang ở độ tuổi xuân sắc, có vẻ đẹp về ngoại hình. Tuy nhiên số phận thật chông chênh không khác gì một món hàng để mua bán(Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai).
+ Cách so sánh “Thân em như củ ấu gai” cũng thật độc đáo. Củ ấu gai bên ngoài tuy xấu xí, thô kệch nhưng ruột rất trắng, ăn rất thơm và bùi cũng như cô gái trong bài ca dao biết mình không được đẹp, hấp dẫn song luôn tự hào khẳng định giá trị đích thực bên trong con người mình.
Đối tượng đem ra so sánh đều là những vật gần gũi, quen thuộc và có nét tương đồng độc đáo với thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Cách so sánh ấy làm nổi bật thân phận của họ tạo nên sự sinh động, hấp dẫn.






1,5


HS có nhiều cách trình bày nhưng phải nêu được vẻ đẹp của người phụ nữ trong hai bài ca dao trên:
+ Niềm tự hào, sự kiêu hãnh kín đáo về sắc đẹp cũng như phẩm hạnh của người con gái.
+ Khát khao hạnh phúc - khát vọng chính đáng của con người.


1,0

Phần II: Làm văn(7,0 điểm):




































































































Giới thiệu vấn đề:
HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các yêu cầu sau:
Giới thiệu tác giả Phạm Ngũ Lão, tác phẩm “Tỏ lòng”.
Giới thiệu được quan điểm đã cho ở đề bài: Học hai câu thơ cuối của bài “Thuật hoài”(Phạm Ngũ Lão), có bạn cho rằng: Sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì. Ngược lại, có bạn ca ngợi và cho rằng đó là biểu hiện của một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước.
Nêu yêu cầu kết hợp nghị luận xã hội: lý tưởng sống của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Văn Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)