Đề thi các năm của PGD

Chia sẻ bởi Dương Thị Mỹ Lương | Ngày 08/10/2018 | 51

Chia sẻ tài liệu: Đề thi các năm của PGD thuộc Toán học 1

Nội dung tài liệu:

ĐỀ TIẾNG VIỆT
Đề kiểm tra cuối học kỳ II năm học 2007 – 2008
Câu 1: Nội dung chính của câu chuyện trên là gì:
Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi – ta – li.
Lòng khát khao và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê – mi.
Cả 2 ý trên đều đúng.
Câu 2: Rê – mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào?
Rê – mi học chữ ở trường, và học lớp Một.
Rê – mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống.
Rê – mi học chữ ở nhà cùng với con chó Ca – pi thân thiết.
Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy Rê – mi là một cậu bé rất hiếu học?
Lúc nào túi Rê – mi cũng đầy những miếng gỗ dẹp và không bao lâu Rê – mi đã thuộc tất cả các chữ cái – Sau khi bị thầy nhắc nhở vì đọc sai, Rê – mi không dám sao nhãng một chút nào – Thầy hỏi: “ … con có muốn học nhạc không?” Rê – mi trả lời: “ Đấy là điều con thích nhất”.
Thầy nói: “ Ca – pi sẽ biết đọc trước Rê – mi” – Con chó có lẽ hiểu nên đắc chí vẫy vẫy cái đuôi”.
Khi Rê – mi đã đọc được thì con Ca – pi đáng thương chỉ biết “ viết” tên nó bằng cách rút những chữ gỗ trong bảng chữ cái.
Câu 4: Vì sao khi dạy chữ cho Rê – mi, thầy Vi – ta – li lại dạy chữ cho cả Ca – pi?
Vì thầy muốn tất cả đều phải biết chữ.
Vì thầy muốn Ca – pi có thêm tiết mục xiếc mới.
Vì thầy yêu thích công việc dạy học.
Câu 5: Câu nào sao đây là câu ghép?
Buổi đầu, tôi học tấn tới hơn Ca – pi nhiều.
Cái gì đã vào đầu nó rồi thì nó không bao giời quên.
Ca – pi sẽ biết đọc sớm hơn Rê – mi.
Câu 6: Dấu phẩy trong “ ít lâu sau tôi đọc được, trong khi con Ca – pi đáng thương chỉ biết “viết” tên nó bằng cách rút những chữ gỗ trong bảng chữ cái”. Có tác dụng gì?
Ngăn cách các vế trong câu ghép.
Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.
Câu 7: Câu chuyện cho ta thấy quyền được học tập của trẻ em thực sự là một quyền lợi bức thiết và cần được quan tâm chu đáo. Nhóm từ nào sau đay có tiếng quyền cùng nghĩa với tiếng quyền (là những điều mà pháp luật hoặc xa hội công nhận cho được hưởng, được là) trong câu trên:
Quyền lợi ; nhân quyền
Quyền hạn; thẩm quyền
Nhân quyền; thẩm quyền.
Câu 8: Nhóm từ nào sau đây có tiếng quyền có nghĩa “những điều do có địa vị hay chức vụ mà được làm”?
Quyền lợi ; nhân quyền
Quyền hạn; thẩm quyền
Nhân quyền; thẩm quyền.
Câu 9: Các vế câu trong câu ghép “Nhưng nếu tôi thông minh hơn nó, thì nó cũng có trí nhớ tốt hơn tôi.” Được nối với nhau bằng các quên hệ từ nào?
Nối bằng quan hệ từ “nhưng”.
Nối bằng quan hệ từ “ thì”
Nối bằng cặp quan hệ từ “Nếu … thì”
Câu 10: Trong bài văn trên, từ đồng nghĩa với từ “dẹp” là:
Nhỏ
Mỏng
Cả 2 ý trên đều sai.
Đáp án:

1. C 2. B 3. A 4. B 5. B
6. A 7.A 8.B 9. C 10. B
Tập làm văn
Đề bài: Em hãy tả lại một người bạn thân học cùng lớp với em ở trường.

Đề kiểm tra cuối học kỳ II năm học 2008– 2009
Câu 1: “ Út Vịnh” là bài tập đọc mở đầu cho chủ điểm “Những chủ nhân tương lai”. Em hiểu “Những chủ nhân tương lai” là ai?
Là những người có tài năng, lập được nhiều thành tích trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Là các bác, các cô chú đang giữ những nhiệm vụ quan trọng, lãnh đạo nước.
Là chính chúng em, những người sẽ kế tục cha anh làm chủ đất nước, xây dựng và bảo vệ đất nước
Câu 2: Mấy năm nay đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh thường có những sự cố gì?
Tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường tàu, ốc gắn các thanh ray bị tháo ra
Trẻ chăn trâu ném đá lên tàu.
Cả hai ý trên.
Câu 3: Trong phong trào “Em yêu đường sắt quê em”, bản thân bạn Út Vịnh đã nhận nhiệm vụ gì ?
Thuyết phục Sơn không chạy trên đường tàu thả
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Thị Mỹ Lương
Dung lượng: 148,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)